Uống cà phê có ảnh hưởng đến tim mạch không?

Uống cà phê có gây ra các vấn đề về nhịp tim không?

Thực phẩm giúp phụ nữ phòng bệnh tim mạch

Trầm cảm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

5 chỉ số nói lên nhiều điều về sức khỏe tim mạch

Nghiên cứu mới: Người cao tuổi ăn chocolate giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học New England (The New England Journal of Medicine - một tạp chí y khoa hàng tuần được xuất bản bởi Hiệp hội Y khoa Massachusetts) ngày 22/3.

 

Các nhà nghiên cứu đã trang bị cho 100 tình nguyện viên khỏe mạnh các thiết bị liên tục theo dõi chức năng tim, số bước hàng ngày, kiểu ngủ và lượng đường trong máu. Họ đều là những người dưới 40 tuổi, được gửi tin nhắn hàng ngày trong vòng 2 tuần, đồng thời được hướng dẫn uống hoặc tránh cà phê chứa caffeine vào một số ngày nhất định.

Ông Gregory Marcus, bác sỹ tim mạch tại Đại học California, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết: "Hình thức nghiên cứu của chúng tôi giúp đo lường trực tiếp các tác động sinh học của việc uống hoặc không uống cà phê có chứa caffeine ở một người".

Dựa theo nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra việc uống cà phê chứa caffeine không dẫn đến tăng nhịp tim (hay còn được gọi là co thắt tâm nhĩ sớm). Những nhịp đập phụ này chủ yếu bắt nguồn ở các ngăn trên của tim và thường không gây hại. Quan trọng hơn, chúng đã được chứng minh là có thể dự đoán một tình trạng tim nguy hiểm tiềm ẩn gọi là rung nhĩ.

Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy bằng chứng về một loại nhịp tim bất thường khác - sau khi người dùng sử dụng cà phê - xuất phát từ những ngăn dưới của tim, gọi là co thắt tâm thất sớm. Những nhịp đập như vậy diễn ra phổ biến và thường không nghiêm trọng, nhưng chúng có liên quan đến nguy cơ suy tim cao hơn. Kết quả này được tìm thấy nhiều ở những người uống từ 2 cốc cà phê trở lên mỗi ngày.

Trong nghiên cứu, các tình nguyện viên đã đi thêm khoảng 1.000 bước và ngủ ít hơn khoảng 36 phút vào những ngày họ uống cà phê. Song, hầu như không có sự khác biệt về lượng đường trong máu.

Những người có biến thể di truyền chuyển hóa caffeine nhanh hơn ít bị mất ngủ. Trong khi đó, những người có biến thể di truyền chuyển hóa caffeine chậm hơn lại mất ngủ nhiều hơn.

Theo ông Dave Kao, bác sỹ tim mạch tại Đại học Y khoa Colorado, nghiên cứu này được thực hiện ở một số ít người trong khoảng thời gian ngắn, nó không nhất thiết phải áp dụng cho tất cả mọi người dân. Tuy nhiên, kết quả này hoàn toàn phù hợp với những nghiên cứu khác đã chứng minh rằng cà phê là an toàn và nó đưa ra một đánh giá hiếm hoi về tác dụng của caffeine.

Trong khi đó, ông Gregory Marcus nhận định ảnh hưởng của việc uống cà phê sẽ khác nhau tùy vào mỗi người. Ông khuyên những bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim nên tự mình thử nghiệm hoặc hỏi ý kiến bác sỹ trước khi quyết định sử dụng cà phê lâu dài.

 

Theo AP News, cà phê là một trong những đồ uống phổ biến nhất trên thế giới. Tại Mỹ, 2/3 dân số đều uống cà phê mỗi ngày, nhiều hơn nước đóng chai, trà hoặc nước máy. Cà phê có chứa caffeine - một chất kích thích - được nhiều người xem là an toàn cho người trưởng thành với liều lượng khoảng 400mg/ngày, tương đương 4- 5 cốc cà phê.

Lê Tuyết (Theo AP News)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp