Chatbot AI hỗ trợ sức khỏe tâm thần cho Gen Z

Nhiều chatbot miễn phí hỗ trợ giải quyết cuộc khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên.

5 thói quen ăn uống giúp cải thiện sức khỏe tinh thần

Uống quá nhiều nước tăng lực có hại cho sức khỏe tinh thần

Phụ nữ gen Z gặp nhiều vấn đề về sức khỏe tinh thần

Không chủ quan với sức khỏe tinh thần của con trẻ

Gợi ý giúp phụ nữ sau sinh bảo vệ sức khỏe tinh thần

Chatbot là gì?

Chatbot là công cụ có khả năng tương tác và hỗ trợ người dùng qua tin nhắn hoặc âm thanh theo thời gian thực. Thay vì phải chờ đợi tư vấn viên đọc tin nhắn, chatbot có thể cung cấp câu trả lời ngay lập tức cho người sử dụng, rút ngắn thời gian chờ đợi. Ngược lại, doanh nghiệp cũng không cần nhân lực để hỗ trợ các thắc mắc của khách hàng mà có thể tập trung nhân sự vào những công việc có chuyên môn cao hơn. 

Chatbot thông thường hoạt động dựa trên quy tắc (rule-based chatbot) để cung cấp câu trả lời theo kịch bản cho khách hàng. Nói cách khác, nó nhận biết các từ khóa nhất định có trong câu hỏi của khách hàng hoặc dựa trên lựa chọn của họ để gửi câu trả lời được thiết lập sẵn tương ứng tới người dùng.

Trong khi đó, chatbot AI được tích hợp thêm công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ học máy (machine learning), công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing - NLP) để nhận biết ý định của người dùng, sau đó tìm kiếm thông tin cũng như so sánh với cơ sở dữ liệu sẵn có để tạo ra câu trả lời phù hợp. Qua đó, công cụ đem lại sự tự nhiên cho ngôn ngữ hội thoại và cảm giác trò chuyện giống như người thật.

Lập luận đơn giản của ngành công nghiệp y tế kỹ thuật số: Chatbot miễn phí, hoạt động 24/7 và không mang theo sự kỳ thị khiến một số người không muốn điều trị.

Lập luận đơn giản của ngành công nghiệp y tế kỹ thuật số: Chatbot miễn phí, hoạt động 24/7 và không mang theo sự kỳ thị khiến một số người không muốn điều trị.

Earkick là một trong hàng trăm ứng dụng miễn phí đang được tung ra trên thị trường nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng về sức khỏe tâm thần ở thanh thiếu niên. Các nhà phát hành ứng dụng không tuyên bố rõ ràng về khả năng chẩn đoán hoặc điều trị các tình trạng bệnh lý nên sản phẩm của họ không được quản lý bởi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Tuy nhiên, có rất ít dữ liệu cho thấy những chatbot này thực sự cải thiện sức khỏe tâm thần. Không có công ty nào trải qua quy trình phê duyệt của FDA để chứng minh rằng sản phẩm công nghệ của họ có tác dụng điều trị hiệu quả các tình trạng như trầm cảm. Vaile Wright, nhà tâm lý học và giám đốc công nghệ của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ lo ngại: “Không có cơ quan quản lý nào giám sát chúng, vì vậy người tiêu dùng không có cách nào để nhận biết liệu chúng có thực sự hiệu quả hay không”.

Chatbot không tương đương với các liệu pháp điều trị truyền thống, nhưng ông Wright cho rằng chúng có thể giúp giải quyết các vấn đề về tinh thần và cảm xúc có mức độ ít nghiêm trọng.

Trang web của Earkick tuyên bố rằng ứng dụng này không “cung cấp bất kỳ hình thức chăm sóc y tế, quan điểm y tế, chẩn đoán hoặc điều trị nào”. Tuy nhiên, một số luật sư y tế cho rằng những tuyên bố từ chối trách nhiệm như vậy là chưa đủ. Mặc dù vậy, chatbot vẫn đang đóng một vai trò nhất định do tình trạng thiếu chuyên gia sức khỏe tâm thần đang diễn ra.

Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (National Health Service in England - NHS) đã bắt đầu cung cấp một chatbot có tên Wysa để giúp giảm căng thẳng, lo âu và trầm cảm ở người lớn và thanh thiếu niên, bao gồm cả những người đang chờ để gặp bác sĩ trị liệu.

Bác sĩ Angela Skrzynski, một bác sĩ gia đình ở New Jersey (Mỹ), cho biết bệnh nhân thường rất cởi mở trong việc thử sử dụng chatbot sau khi nghe mô tả danh sách chờ đợi kéo dài hàng tháng để gặp bác sĩ trị liệu. Công ty của bác sĩ Skrzynski, Virtua Health, bắt đầu cung cấp ứng dụng Woebot để chọn bệnh nhân sau khi nhận ra rằng không thể thuê hoặc đào tạo đủ nhà trị liệu có thể đáp ứng đủ nhu cầu. Dữ liệu của Virtua Health cho thấy bệnh nhân có xu hướng sử dụng Woebot khoảng bảy phút mỗi ngày, thường là từ 3 giờ sáng đến 5 giờ sáng.

Không giống như Earkick và nhiều chatbot khác, ứng dụng hiện tại của Woebot không sử dụng mô hình ngôn ngữ lớn (Large Language Models - LLM), trí tuệ nhân tạo tạo sinh/AI tạo sinh (generative AI - một loại trí tuệ nhân tạo tập trung vào việc tạo ra nội dung/dữ liệu mới dựa trên dữ liệu hiện có) cho phép các chương trình như ChatGPT nhanh chóng tạo ra văn bản và cuộc hội thoại gốc. Thay vào đó, Woebot sử dụng hàng nghìn tập lệnh có cấu trúc được viết bởi nhân viên và nhà nghiên cứu của công ty. Người sáng lập Woebot Health, Alison Darcy, cho biết cách tiếp cận dựa trên quy tắc này sẽ an toàn hơn cho việc sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số, do các chatbot AI tạo sinh có xu hướng bịa đặt thông tin.

Woebot đang thử nghiệm các mô hình AI tạo sinh. Nhưng cô Darcy đã chỉ ra vấn đề của công nghệ này: “Chúng tôi không thể ngăn các mô hình ngôn ngữ lớn can thiệp và bảo ai đó nên suy nghĩ như thế nào, thay vì tạo điều kiện cho quá trình (suy nghĩ/kiểm soát cảm xúc) của họ”.

Nghiên cứu của Woebot đã được đưa vào bài đánh giá sâu rộng về các chatbot AI xuất bản năm ngoái. Trong số hàng ngàn bài báo được xem xét, các tác giả chỉ tìm thấy 15 bài đáp ứng tiêu chuẩn vàng cho nghiên cứu y học: các thử nghiệm được kiểm soát chặt chẽ trong đó bệnh nhân được chỉ định ngẫu nhiên để nhận liệu pháp chatbot hoặc phương pháp điều trị so sánh.

Các tác giả của bài đánh giá này kết luận rằng chatbot có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng trầm cảm trong thời gian ngắn. Nhưng hầu hết các nghiên cứu chỉ kéo dài vài tuần và không có cách nào để đánh giá tác động lâu dài hoặc tổng thể của chúng đối với sức khỏe tâm thần.

Các bài báo đã nêu lên mối lo ngại về khả năng của Woebot và các ứng dụng khác trong việc nhận ra ý nghĩ tự tử và các tình huống khẩn cấp. Khi một nhà nghiên cứu nói với Woebot rằng cô ấy muốn leo lên một vách đá và nhảy xuống, chatbot đã trả lời: “Thật tuyệt vời khi bạn đang chăm sóc cả sức khỏe tinh thần và thể chất của mình”. Công ty nói rõ với khách hàng rằng họ “không cung cấp dịch vụ tư vấn khủng hoảng” hoặc “ngăn ngừa tự tử”.

Khi nhận ra trường hợp khẩn cấp tiềm ẩn, Woebot hay các ứng dụng tương tự khác cung cấp thông tin liên hệ các đường dây nóng xử lý khủng hoảng.

Khi nhận ra trường hợp khẩn cấp tiềm ẩn, Woebot hay các ứng dụng tương tự khác cung cấp thông tin liên hệ các đường dây nóng xử lý khủng hoảng.

Ross Koppel, người nghiên cứu công nghệ thông tin y tế của Đại học Pennsylvania, lo ngại những ứng dụng này, ngay cả khi được sử dụng phù hợp, có thể thay thế các liệu pháp đã được chứng minh dành cho bệnh trầm cảm và các rối loạn tâm thần nghiêm trọng khác.

Ông Koppel mong muốn FDA vào cuộc điều chỉnh các chatbot bằng việc sử dụng thang đối chiếu dựa trên các rủi ro tiềm ẩn. Mặc dù FDA quản lý AI trong các thiết bị và phần mềm y tế, nhưng hệ thống hiện tại của họ chủ yếu tập trung vào các sản phẩm được bác sĩ sử dụng chứ không phải người tiêu dùng.

Hiện tại, nhiều hệ thống y tế đang tập trung vào việc mở rộng các dịch vụ sức khỏe tâm thần bằng cách kết hợp chúng vào các hoạt động khám và chăm sóc tổng quát, thay vì cung cấp chatbot.

Tiến sĩ Doug Opel, nhà đạo đức sinh học tại Bệnh viện Nhi đồng Seattle, cho biết: “Có rất nhiều câu hỏi mà chúng tôi cần phải hiểu về công nghệ này để cuối cùng chúng tôi có thể cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ em”.

 
Trang Hương (Theo AP)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp