Chế độ ăn kết hợp hay Food combinations diet có thực sự tốt?

Các quy tắc của chế độ ăn kết hợp thực phẩm hạn chế việc ăn uống đa dạng

Chế độ ăn với quy tắc "cơm không thịt" có gì hay?

Y học Ayurveda hướng dẫn uống nước đúng cách

Học người Ấn áp dụng chế độ ăn uống Ayurveda cho từng loại cơ thể

Nên ăn thực phẩm nào khi áp dụng chế độ ăn uống Ayurveda?

Chế độ ăn kết hợp thực phẩm (Food combinations diet/FCD) lấy cảm hứng từ hệ thống y học cổ truyền Ayurveda của Ấn Độ. Khi thực hành chế độ ăn này, bạn cần phải thực hiện theo một loạt các quy tắc về kết hợp thực phẩm. Theo đó, các thực phẩm có thể được kết hợp cùng nhau là: Protein và rau không chứa tinh bột hoặc tinh bột và rau không chứa tinh bột. Trong khi đó, không nên kết hợp các thực phẩm dưới đây với nhau: Tinh bột và protein hoặc protein và các protein khác. Trái cây và các sản phẩm từ sữa nên được tiêu thụ riêng, không nên kết hợp với các thực phẩm khác.

Chế độ ăn này được cho là giúp cải thiện tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Chế độ ăn kết hợp thực phẩm mẫu

Bắt đầu buổi sáng với 1 khẩu phần trái cây (khoảng 80gr), như 1 quả chuối, 1 bát quả mọng hoặc 1 quả bưởi nhỏ.

Khoảng 1 giờ sau đó, bạn có thể tiêu thụ bữa ăn chính đầu tiên trong ngày: 1 - 2 lát bánh mì từ ngũ cốc nguyên hạt nướng ăn kèm với quả bơ; Hoặc trứng khuấy kèm với 1 loại rau. Lưu ý, không kết hợp phô mai và trứng, vì quy tắc của FCD là protein và sữa không được ăn chung với nhau. Bữa ăn này đủ để gúp bạn no tới tận trưa.

Bữa trưa có thể bao gồm 1 món salad chứa rau tươi và ức gà hoặc một ít đậu phụ để bổ sung protein. Bạn có thể đơn giản chỉ ăn salad rau trộn với dầu hoặc giấm.

Tiếp theo, bữa ăn nhẹ buổi chiều có thể là 1 khẩu phần trái cây như táo hoặc cam. Nhưng bạn nên ăn sớm, cách xa bữa tối.

Đối với bữa tối, hãy thử làm cà ri rau với gạo lứt.

Chế độ ăn kết hợp thực phẩm có tốt không?

Cho tới nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy FCD có lợi cho sức khỏe. Trên thực tế, một số quy tắc kết hợp thực phẩm trong FCD có thể trái ngược với cơ chế tiêu hóa trong cơ thể con người.

Ví dụ, nhiều chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến cáo nên ăn trái cây cùng với protein hoặc chất béo để giúp cân bằng đường huyết. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người mắc bệnh đái tháo đường. Ăn bữa nhẹ với trái cây, protein hoặc chất béo sẽ giúp bạn no bụng hơn.

Ngoài ra, các quy tắc của FCD tập trung vào việc kết hợp thực phẩm với mức độ pH tương thích giúp tiêu hóa hiệu quả hơn. Nhưng trên thực tế, cơ thể có các cơ chế riêng để xử lý các thực phẩm với mức độ pH khác nhau và đảm bảo quá trình tiêu hóa phù hợp.

Như đã biết, dạ dày là một môi trường giàu acid, nên bất kể bạn ăn gì, thức ăn trong dạ dày sẽ trở nên acid hóa. Một số protein có thể được tiêu hóa trong dạ dày, nhưng hầu hết quá trình tiêu hóa và hấp thu xảy ra ở ruột non. Khi thức ăn đi vào ruột non, hormone secretin kích thích giải phóng bicarbonate tụy để làm cho ruột non có tính kiềm hơn và ít acid hơn. Hầu hết các chất dinh dưỡng hấp thụ tốt nhất trong môi trường ít acid này.

FCD đã xuất hiện từ lâu và mặc dù chưa có các bằng chứng khoa học xác đáng, nhưng điều đó không có nghĩa là chế độ ăn này không có lợi. Các quy tắc của FCD dựa trên y học Ayurveda truyền thống, chú trọng vào chánh niệm khi ăn. Khi ăn uống, bạn sẽ phải sử dụng tâm trí của mình để nhìn vào bên trong, bên ngoài và xung quanh để xem xét mọi thứ có ảnh hưởng như thế nào tới chính bạn, tới những người khác và xung quanh. Chánh niệm là một công cụ mãnh mẽ giúp bạn lựa chọn đồ ăn, cách thức ăn uống và cân nhắc những ảnh hưởng của chúng tới sức khỏe, môi trường.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng