Chế độ ăn no-carb là gì?
Vì sao cơ thể cần carbohydrate?
11 loại trái cây và rau quả carbohydrate thấp cho người muốn giảm cân
3 dấu hiệu cảnh báo bạn cần ăn nhiều carbohydrate hơn!
7 loại carbohydrate tốt cho người bệnh đái tháo đường
Chế độ ăn no-carb là gì?
Mặc dù có thể so sánh với chế độ ăn ketogenic (một chế độ ăn kiêng hạn chế lượng carbohydrate và tập trung vào các nguồn chất béo, protein lành mạnh), nhưng chế độ ăn uống no-carb sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn carbohydrate. Ngay cả những loại thực phẩm có hàm lượng nhỏ carbohydrate cũng đều bị hạn chế trong chế độ ăn kiêng này. Trong chế độ ăn này, bạn sẽ ăn chủ yếu là protein và chất béo.
Điều này có nghĩa là bạn sẽ ăn nhiều thịt cũng như những thực phẩm chứa chất béo khác mà không có trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại nước sốt, bánh kẹo, nước ngọt…
Những thực phẩm lành mạnh phù hợp với chế độ ăn no-carb
Bạn nên chọn lựa những thực phẩm có rất ít hoặc không có carbohydrate sau:
- Thịt bò ăn cỏ, thịt lợn hữu cơ và thịt gà thả vườn.
- Trứng gà/vịt thả vườn.
- Cá và thủy hải sản khác được đánh bắt tự nhiên. Lựa chọn tốt nhất là cá hồi, cá tuyết hoặc cá hồi chấm. Nên tránh động vật có vỏ như sò, ngao, tôm…
- Dầu dừa, dầu hạt nho, dầu olive nguyên chất, quả óc chó, quả bơ…
- Bơ và mỡ động vật.
- Pho mát cứng, bơ, kem chua và heavy cream. Các sản phẩm pho mát như pho mát xanh, pho mát cheddar, pho mát dê, pho mát feta, pho mát Thụy Sỹ, pho mát parmesan…
- Các loại thảo mộc và gia vị, như: Bột cà ri, quế, cỏ xạ hương, ớt cay, thì là, bột ớt, rau mùi tây, húng quế, ngải thơm, tiêu đen, tỏi…
- Các loại rau không có tinh bột (hoặc có lượng carbohydrate rất thấp), chẳng hạn như rau chân vịt, bắp cải, dưa leo, ớt chuông, rau diếp và măng tây.
- Nước, trà và cà phê.
Mặt khác, việc hạn chế tiêu thụ các thực phẩm dưới đây rất quan trọng để giữ lượng carbohydrate thấp:
- Tất cả các loại ngũ cốc (bao gồm lúa mì, lúa mạch, yến mạch, gạo…) và các sản phẩm làm từ ngũ cốc (bột ngũ cốc ăn liền, bánh mì, bánh quy, bánh rán, mì ống…).
- Đường và thực phẩm có chứa chất làm ngọt nhân tạo.
- Hầu hết các loại trái cây và nước ép trái cây đóng chai.
- Hầu hết các hỗn hợp gia vị, nước chấm hoặc sốt bán ngoài thị trường.
- Hầu hết các sản phẩm có sữa bán ngoài thị trường.
- Rượu, soda và các loại nước ngọt khác.
Chế độ ăn no-carb cũng có thể có những lợi ích về sức khoẻ tương tự như chế độ ăn kiêng low-carb và ketogenic như hỗ trợ giảm cân, duy trì cân nặng, gỉm nguy cơ đái tháo đường... nhưng nó cũng đi kèm với một loạt các rủi ro và thách thức khác nhau. Theo dõi trên Health+ để tìm hiểu thêm!
Bình luận của bạn