- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
- Tăng cường trí tuệ trẻ em
Bác sỹ dinh dưỡng khuyến cáo khi cho trẻ ăn nội tạng động vật
Thực phẩm giúp ngăn ngừa chứng đái dầm ở trẻ em
Trẻ bị rụng tóc nhiều, cần làm gì để cải thiện?
Những quan niệm sai lầm về tình trạng táo bón ở trẻ em
Trẻ viêm họng, viêm phế quản nhiều cần phòng ngừa thế nào?
Giá trị dinh dưỡng của nội tạng động vật
Theo ThS.BS Mai Quang Huỳnh Mai - Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM, nội tạng động vật chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, đặt biệt là gan. Gan không chỉ là nguồn vitamin A tuyệt vời, mà còn chứa các yếu tố vi lượng khác như: Folate, sắt, chromium, đồng, kẽm... góp phần cải thiện huyết sắc tố cho những người bị thiếu máu.
Còn não động vật là nguồn acid béo omega-3 phong phú. Omega-3 hỗ trợ sự phát triển trí não, tăng cường khả năng tập trung và cải thiện thị lực cho trẻ.
Gan là cơ quan giàu dinh dưỡng nhất trong các loại thịt nội tạng
Trong khi tim là cũng nguồn cung cấp folate, sắt, kẽm và selen dồi dào. Nó còn là kho chứa vitamin nhóm B (B1, B6, B12), không chỉ quan trọng với sự phát triển của thể chất, mà còn cần thiết cho bão bộ, hệ thần kinh và tinh thần của trẻ.
Tim động vật còn là nguồn cung cấp coenzyme Q10 (một chất như vitamin được sử dụng để sản xuất năng lượng trong tế bào). Theo nghiên cứu, sự thiếu hụt coenzyme Q10 có thể đóng góp vào sự phát triển của chứng đau nửa đầu ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Những lưu ý khi cho trẻ ăn nội tạng động vật
Mặc dù giàu dinh dưỡng, nhưng cha mẹ cần thận trọng khi cho trẻ ăn nội tạng động vật. Bởi loại thực phẩm này có chứa hàm lượng cholesterol và chất béo bão hòa cao. Một điều đặc biệt cần lưu ý nữa là khả năng nhiễm độc khi ăn nội tạng. Nếu con vật bị nhiễm trùng, ký sinh trùng hoặc chất độc thì không chỉ nội tạng mà thịt động vật cũng có thể bị nhiễm theo.
Vì vậy, bác sỹ dinh dưỡng khuyến cáo trước khi cho trẻ ăn nội tạng động vật, cha mẹ nên:
- Chọn mua nguyên liệu ở những địa chỉ uy tín. Con vật có khỏe mạnh thì thịt và nội tạng của chúng mới an toàn.
- Tuân thủ nguyên tắc “Ăn chín uống sôi” trong chế biến.
- Nội tạng là nguồn cung cấp chất đạm và béo là chủ yếu, nên khi ăn phải cân đối khẩu phần. Một phần ăn dặm của trẻ cần phải đảm bảo 4 nhóm thực phẩm: Tinh bột, đạm, béo, vitamin & chất xơ.
- Không nên ăn quá 2 ngày/ tuần, khoảng 30-50gr/lần để tránh gây gánh nặng cho thận của trẻ.
- Không nên dùng cật, thận, mắt động vật và gan cá biển.
Nếu trẻ không bị dị ứng với loại thực phẩm nào thì có thể bắt đầu tập ăn từ 6 tháng tuổi.
Bình luận của bạn