Bạn biết gì về chứng cuồng loạn hysteria?

Bệnh hysteria phát sinh từ sự lo lắng quá mức, biểu hiện bằng sự kích động thái quá, không thể điều khiển được các cảm xúc của bản thân

Bệnh zona thần kinh có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Đã stress thì đừng ăn ngọt

“Đồng bọn” của suy nhược thần kinh

Phòng ngừa đau thần kinh tọa ở người già

Nhai đá lạnh cải thiện chức năng thần kinh

Người bệnh thích la hét, giãy dụa

Anh Trần Ngọc Kiên (24 tuổi, Hà Nam) vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể lại câu chuyện mà mình vừa mới được chứng kiến. Hôm đó, đang trong giờ làm việc, cả căn phòng đang yên tĩnh bỗng mọi người bị giật mình kinh hãi bởi tiếng thét chói tai của chị Nguyễn Ngọc N. (Hải Phòng). Khi anh Kiên chạy đến thì đã thấy mấy đồng nghiệp nam đang giữ tay chị, trong khi đó chị N. không ngừng giãy dụa, kích động và khi càng có nhiều người tới thì chị càng la hét dữ dội.        

Theo các bác sỹ, chị N. đã mắc phải chứng cuồng loạn (Hysteria), là kết quả từ cuộc xung đột nội tâm bị dồn nén. Bệnh có thể xuất hiện ở cả hai giới, với tỷ lệ gặp ở 0,3 - 0,5% dân số. Tuy nhiên, bệnh phổ biến hơn ở các cô gái độ tuổi 14 - 25 vì sự nhạy cảm tự nhiên của họ. Biểu hiện thông thường của người mắc hysteria chính là đang sinh hoạt và làm việc bình thường, đột nhiên lên cơn co giật, co cứng. Mặc dù họ vẫn còn ý thức và tỉnh táo nhưng người bệnh thích la hét, giãy dụa, kêu khóc, gào thét không rõ lý do vì muốn được người khác chú ý.

Ở một số trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị ảo giác, rất dễ bị ám thị và tự ám thị (nhận thức không đúng về sự vật hiện tượng xảy ra). Do đó khi một người nào đó lên cơn co giật la hét hoặc bị ngất... sẽ dễ gây ra phản ứng dây chuyền, làm hàng chục thậm chí hàng trăm người khác cũng lên cơn tương tự, nhất là nữ công nhân hoặc nữ sinh. Bên cạnh các biểu hiện trên, người bệnh sẽ gặp rối loạn vận động như run, co giật, liệt chức năng, rối loạn cảm giác, mất hoặc tăng cảm giác. Nội tạng cũng bị rối loạn với biểu hiện như đau bụng, đau ngực, đau vùng tim...

Biểu hiện của người mắc chứng cuồng loạn là la hét, giãy dụa

Điều trị hysteria chủ yếu là liệu pháp tâm lý

Cho đến nay, người ta chưa tìm thấy tổn thương nào ở não bộ là nguyên nhân gây ra bệnh này. Nguyên nhân gây ra có thể là do bị chấn thương tâm lý, tức giận, bi quan, lo sợ quá mức, nghi ngờ mình bị mắc bệnh hiểm nghèo... Đặc biệt, trong cùng một khoảng thời gian nhất định với nhiều sự kiện gây sang chấn cùng một lúc có thể khiến bản thân người bệnh mắc chứng cuồng loạn – một cách cơ thể tự giải phóng những lo lắng, uất ức, nỗi đau mất mát…

Để điều trị hysteria, đầu tiên các bác sỹ sẽ loại trừ các bệnh thể có biểu hiện tương tự hysteria như động kinh, tụt calci máu, hạ đường huyết... Điều trị chứng cuồng loạn chủ yếu là liệu pháp tâm lý, gia đình và bạn bè nên quan tâm chăm sóc người bệnh một cách nhẹ nhàng, có thái độ thông cảm, không coi thường chế giễu người bệnh, cơn bệnh sẽ qua đi trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, cũng cần tránh thái độ quan trọng hoá vấn đề, lo lắng, theo dõi quá chặt chẽ chỉ khiến bệnh càng thêm nặng. Đặc biệt, muốn điều trị tâm lý có hiệu quả, cần cách ly ngay người bệnh khỏi nguồn sinh ra áp lực, mâu thuẫn, hay những sang chấn tâm lý mà người cuồng loạn gặp phải.

Trong một số trường hợp khó khăn hơn cần sử dụng ngay các thuốc nhóm an thần, sau đó dùng thêm thuốc chống trầm cảm liều thấp. Truyền dịch có pha calci có tác dụng hỗ trợ để cắt các cơn co giật, tê... Một chế độ ăn uống phù hợp không những có tác dụng giúp cắt cơn mà còn ngừa tái phát bệnh hysteria. Bên cạnh đó, có thể kết hợp xoa bóp bấm huyệt với các liệu pháp tâm lý làm tăng hiệu quả điều trị.

Để tránh bị hysteria cần rèn luyện tính cách ngay từ khi còn nhỏ, hướng dẫn trẻ biết thương yêu, chia sẻ, đương đầu với khó khăn. Gia đình, nhà trường và xã hội tăng cường giáo dục, quản lý con em mình, bồi dưỡng nhân cách, lối sống tốt đẹp, lành mạnh, tính đoàn kết, thân ái, tính tập thể, biết khắc phục khó khăn tránh các stress tâm lý trong sinh hoạt, học tập và công tác. Nhân cách của nữ giới thường yếu và hay mắc bệnh hơn nam giới, vì vậy, nên bố trí số lượng nam nữ hài hòa trong một tập thể để phòng hiện tượng bệnh bị "lây lan".

Đối với chứng cuồng loạn tập thể, khi xuất hiện ca đầu tiên cần nhanh chóng cách ly ngay người bệnh, không cho hoặc hạn chế mọi người tiếp cận với người bệnh đó để giảm tác hại của bệnh, tránh hiện tượng “lây lan" thành bệnh tập thể.
M.Hiếu H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh