- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
- Ổn định đường huyết
Dịch COVID-19 khiến nhiều người phải thay đổi lối sống, làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường
Tổng hợp các cách trị đái tháo đường dân gian đơn giản nhất
Phải làm sao khi đái tháo đường khiến tay co cứng, tê bì, chuột rút?
Những triệu chứng ban đầu, dễ nhận biết nhất của bệnh đái tháo đường
Gợi ý thực phẩm cho người bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp
Đái tháo đường là căn bệnh xảy ra khi cơ thể không thể xử lý hiệu quả đường trong máu, không thể đưa chúng tới tế bào để chuyển hóa thành năng lượng. Lượng đường huyết tăng cao trong khoảng thời gian dài có thể dẫn tới tổn thương thành mạch máu, gây ra nhiều biến chứng đái tháo đường nguy hiểm như biến chứng tim mạch, đột quỵ, mù lòa… Các chuyên gia dự đoán tới năm 2045, ước tính cứ 10 người lại có 1 người mắc đái tháo đường.
Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa viễn cảnh đáng sợ này bằng cách thực hiện một vài thay đổi nhỏ trong lối sống, ngay từ bây giờ.
Thay đổi từng bước một
Bạn cảm thấy choáng ngợp khi nói tới những việc “nên làm” để giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường? Các chuyên gia khuyên bạn chỉ nên bắt đầu thay đổi các thói quen lành mạnh hơn từng chút một. Bác sỹ Navinder Jassil từ Deborah Specialty Physicians (Mỹ) cho biết: “Là một bác sỹ nội tiết, tôi thường khuyên bệnh nhân của mình chọn một thay đổi tích cực mà họ nghĩ mình có thể thực hiện và tập trung vào đó. Với một số người, đó có thể là chế độ ăn uống lành mạnh, hoặc tăng cường hoạt động thể chất”.
Bạn có thể thử bắt đầu từ việc thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh để ngăn đái tháo đường
Khi nói tới chế độ ăn uống lành mạnh, bác sỹ Navinder Jassil thường khuyến khích bệnh nhân của mình theo dõi lượng carbohydrate, giảm lượng đường tinh luyện và ăn nhiều rau hơn.
Ăn ít thực phẩm chế biến sẵn
Để giảm nguy cơ tiến triển thành bệnh đái tháo đường type 2, người bị tiền đái tháo đường nên chọn ăn các thực phẩm tươi sống, chưa qua chế biến. Theo bác sỹ Aaron Hartman tại Đại học Virginia Commonwealth (Mỹ): “Nhiều loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày có thể góp phần gây kháng insulin, dẫn tới bệnh đái tháo đường”.
Đường tinh luyện, các thực phẩm giàu carbohydrate tinh chế… là những thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường. Do đó, một trong những cách đơn giản nhất để phòng ngừa bệnh là hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn nhiều hóa chất, chuyển qua ăn các thực phẩm tươi sống giàu dưỡng chất hơn.
Hãy vận động nhiều hơn
Bác sỹ Aaron Hartman cho biết: “Tập thể dục có thể giúp tăng cơ, cải thiện độ nhạy insulin”. Một trong những nguyên nhân chính gây bệnh đái tháo đường là tình trạng kháng insulin trong cơ thể. Nếu cơ bắp (nơi tiếp nhận nhiều đường nhất trong cơ thể) bị kháng insulin, theo thời gian, nồng độ đường huyết cũng sẽ tăng lên.
Do đó, tập thể dục thường xuyên là cách đơn giản, hiệu quả để cải thiện độ nhạy insulin của cơ bắp, từ đó giúp cơ thể sử dụng hormone này hiệu quả hơn để chuyển hóa đường. Bác sỹ Navinder Jassil cũng khuyến khích: “Nói về hoạt động thể chất, tất cả hoạt động đều có ý nghĩa. Điều này có nghĩa là các thói quen như đi bộ nhiều hơn, đi cầu thang bộ thay vì đi thang máy, dọn dẹp nhà cửa thường xuyên… đều có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc đái tháo đường”.
Nên thực hiện các bài tập tăng cường sức chịu đựng
Một khi bạn đã tạo được thói quen vận động nhiều hơn, hãy thử thực hiện thêm các bài tập tăng cường sức chịu đựng.
Bác sỹ Navinder Jassil cho biết: “Các bài tập tốt cho tim mạch có thể giúp đốt cháy glucose trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, việc tập các bài tập tăng cường sức chịu đựng có thể giúp tăng cơ bắp, từ đó giảm lượng đường huyết về lâu dài, đồng thời giúp bạn giảm và duy trì cân nặng ổn định”.
Thiết lập thói quen ăn đúng giờ
Theo bác sỹ Aaron Hartman, những người có nguy cơ cao mắc đái tháo đường type 2 nên thử thiết lập thói quen ăn đúng giờ (hay chế độ nhịn ăn ngắt quãng). Theo đó, khi thực hiện chế độ ăn này, bạn chỉ ăn trong một khoảng thời gian từ 8 - 12 tiếng/ngày.
Thói quen này giúp gan và hệ sinh vật đường ruột được nghỉ ngơi. Do đó, trong khoảng thời gian bạn ăn, quá trình trao đổi chất sẽ diễn ra thuận lợi hơn. Kết hợp thói quen ăn đúng giờ với chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn giảm cân, cải thiện chỉ số HbA1C (chỉ số phản ánh lượng đường huyết trung bình trong vòng 2 - 3 tháng trước đó).
Vi Bùi H+ (Theo Eatthis)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex với các thành phần từ lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp hỗ trợ hạ đường huyết, hạn chế biến chứng đái tháo đường.
Đường huyết lúc đói không ổn định, chỉ số HbA1c tăng cao khiến nhiều người bệnh đái tháo đường type 2 băn khoăn, lo lắng bởi dù đã thực hiện nhiều cách nhưng đường huyết vẫn lên xuống thất thường và tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm.
Khi đó, bạn có thể cần một giải pháp đến từ thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex để giúp hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết, từ đó hạn chế các biến chứng thần kinh, viêm loét, nhiễm trùng, tổn thương mắt, võng mạc, bảo vệ thận, khớp, tim mạch…
sản phẩm sử dụng phù hợp cho người bệnh đái tháo đường type 2, người bị tiền đái tháo đường, đặc biệt hiệu quả với người mới mắc.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn