Bé bị đau mắt đỏ mẹ phải làm sao?

Đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm kết mạc là bệnh gặp phổ biến

Làm gì để phòng tránh bệnh đau mắt đỏ?

Bệnh đau mắt đỏ: Hãy tự bảo vệ mình!

Đỏ mắt chưa chắc đã đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ có thể bùng phát trên cả nước

Đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm kết mạc là bệnh phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường gia tăng khi thời tiết chuyển mùa. Bệnh thường phát vào mùa Hè đến cuối mùa thu, thường xuất hiện vào tháng 7 – 9 khi thời tiết giao mùa, từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao… Thời điểm này, hệ miễn dịch của cơ thể, nhất là ở trẻ em, dễ bị suy yếu nên dễ nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, môi trường nhiều khói bụi, vệ sinh kém, sử dụng nước ô nhiễm, dùng chung khăn mặt, gối… cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh bùng phát.

Đau mắt đỏ lây qua đường nào?

Không cho bé dụi hoặc sờ vào mắt bị nhiễm trùng. Nếu chỉ có một mắt bị nhiễm trùng, tuyệt đối đừng sờ vào mắt kia. Rửa tay ngay khi sờ vào mắt hoặc mặt người bệnh

Triệu chứng ban đầu của bệnh là nóng rát mắt, đau, có cảm giác cộm mắt, nhìn mờ, mi mắt sưng nề, chảy nước mắt. Bệnh lây truyền qua những hạt tiết tố nhỏ li ti khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi; Qua đồ dùng cá nhân, khăn tay; Qua nước bị nhiễm khuẩn (nước hồ bơi). Vì thế, bệnh dễ lây ở trẻ em học cùng trường hoặc người sống cùng một nhà.

Cách xử lý và điều trị khi bé bị đau mắt đỏ

Tuy là bệnh cấp tính, dễ lây nhưng đau mắt đỏ là căn bệnh lành tính, ít để lại di chứng. Tuy nhiên, bệnh thường gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động, và có không ít trường hợp bệnh kéo dài, gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực sau này nên các mẹ cần có ý thức phòng bệnh tốt và cần được xử trí kịp thời khi trẻ mắc bệnh.

Rửa mắt cho bé bằng nước muối sinh lý: Thường xuyên rửa mắt cho bé  6 - 7 lần/ngày. Nhà nào có người bị đau mắt đỏ là cả nhà đều nên nhỏ mắt thường xuyên ngày 4 - 5 lần để phòng ngừa (khi rửa mẹ nên dùng riêng nước muối sinh lý không nên dùng chung dễ bị lây lan cho người khác).

Thường xuyên nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý cho bé

Đeo kính cho trẻ: Khi bé bị đau mắt đỏ mẹ cần tham khảo với bác sỹ để chọn mua loại kính phù hợp và đảm bảo an toàn cho mắt của bé. Đeo kính sẽ giúp bé tránh được bụi bẩn và hạn chế tiếp xúc với khói bụi, để tránh làm cho tình trạng viêm, nhiễm trùng tăng lên, bệnh sẽ càng lâu khỏi. 

Lau mắt cho bé hàng ngày: Lau rửa ghèn, dử mắt ít nhất 2 lần/ngày bằng khăn giấy thấm nước lau từ trong kéo ra ngoài bằng một động tác liền mạch, bắt đầu từ khóe mắt. Sau đó dùng khăn giấy mới để thấm khô. Hãy cẩn thận đừng chạm vào mắt không bị nhiễm trùng.

Không nên cho bé đến chỗ đông người: Những trẻ em bị bệnh nên nghỉ học, không đến trường hoặc những nơi đông người trong thời gian bị bệnh để tránh lây nhiễm cho người khác.

Chăm sóc mắt bé: Khi trẻ bị đau mắt, thông thường sẽ bị một bên mắt trước, bố mẹ và người nhà cần chăm sóc trẻ thật cẩn thận, để tránh nhiễm bệnh cho mắt còn lại. Cho trẻ nằm nghiêng một bên, nhỏ mắt rồi dùng gạc y tế lau ngay ghèn, dử và nước mắt chảy ra (làm tương tự đối với người lớn). Trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt, cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

Để bé được nghỉ ngơi: Người bệnh cần được nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc. Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt. Không dùng thuốc nhỏ mắt của người khác.

Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm nhiều lần mỗi ngày

Dạy bé cách phòng bệnh: Bệnh đau mắt đỏ thường gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập của trẻ, về lâu dài có thể gây giảm thị lực của trẻ, vì vậy, điều mà cha mẹ nào cũng nên làm là giáo dục con có ý thức phòng bệnh và giúp con phòng bệnh tốt nhất.

Đưa bé đến cơ sở y tế: Nếu bệnh không thuyên giảm sau vài ngày phải đến ngay cơ sở y tế để được khám tìm ra nguyên nhân và cách điều trị kịp thời. Mắt đỏ không giảm sau 2-3 ngày điều trị thì nên gọi cho bác sỹ ngay lập tức.

Khánh Hương H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ