Bệnh nhân sau điều trị ung thư tập luyện cùng huấn luyện viên cá nhân
Trạm tóc ước mơ: Niềm vui cho những "chiến binh nhí"
Làm sao để tỉnh táo trước “ma trận” tin đồn về ung thư?
Chữa ung thư theo "thần y" - tiền mất tật mang
Hợp tác nâng cao năng lực chẩn đoán và điều trị ung thư
Với mục tiêu chung là giúp người bệnh sau điều trị ung thư nhanh chóng hồi phục sức khỏe, tạo ra sự vui vẻ, tránh tự ti… Dưới đây là 7 cách người bệnh có thể áp dụng để cải thiện chất lượng cuộc sống.
1. Tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên có ích cho tâm trạng và đẩy nhanh quá trình phục hồi cho bệnh nhân. Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến nghị chế độ tập thể dục ít nhất 150-300 phút/tuần cho bệnh nhân ung thư trưởng thành. Bạn có thể tập luyện ít nhất 2 ngày/tuần, có 1 ngày nghỉ giữa các buổi. Khi quen dần, bạn có thể tập với cường độ tăng dần.
Đôi khi, bạn có thể cảm thấy không muốn tập thể dục, do tác dụng phụ của quá trình điều trị khiến cơ thể mệt mỏi. Đây là điều bình thường mà hầu hết người bệnh gặp phải. Lúc này, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi đến khi cảm thấy có hứng thú vận động trở lại. Bạn có thể thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng như đi dạo quanh nhà hay dọn dẹp nhà cửa trong mức độ thể trạng cho phép.
Để tăng cường hoạt động thể chất trong ngày, bạn có thể đi cầu thang bộ thường xuyên hơn, đậu xe xa điểm đến và đi bộ quãng đường còn lại. Bên cạnh đó, việc tìm một huấn luyện viên cá nhân hoặc chuyên gia thể dục để xây dựng chương trình tập luyện phù hợp với thể trạng cũng là một lựa chọn tốt.
2. Chế độ ăn uống cân bằng
Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo bệnh nhân sau điều trị ung thư:
- Ăn ít nhất 2,5 đến 3 chén rau và 1,5 đến 2 chén trái cây mỗi ngày.
- Chọn chất béo lành mạnh (như acid béo omega-3 có trong cá và quả óc chó).
- Về lượng protein, chọn ăn nhóm protein có ít chất béo bão hòa như cá, thịt nạc, trứng, quả hạch, hạt và các loại đậu.
- Chọn nguồn carbohydrate lành mạnh có trong ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, trái cây và rau quả.
Với cách ăn này sẽ đảm bảo rằng người bệnh sẽ nhận được nhiều vitamin chất dinh dưỡng cần thiết để giúp cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra, có thể tham khảo ý kiến của bác sỹ đang trực tiếp điều trị về chế độ ăn phù hợp với cơ thể.
3. Duy trì cân nặng hợp lý
Sau quá trình điều trị ung thư, người bệnh có thể tăng hoặc giảm cân. Việc cố gắng đưa cân nặng về mức an toàn là điều cần thiết. Hãy nói chuyện với bác sỹ để biết được mức cân nặng hợp lý và cách tốt nhất để đạt được trọng lượng mục tiêu đó.
Theo Mayo Clinic, đối với người bệnh tăng cân khi điều trị ung thư, bạn nên thực hiện giảm cân từ từ (không quá 1kg/tuần) theo liệu trình sinh hoạt phù hợp được bác sỹ đưa ra. Bên cạnh đó, bác sỹ điều trị cũng hỗ trợ người bệnh kiểm soát cơn buồn nôn hoặc tác dụng phụ khác (nếu có).
4. Ngủ đủ giấc
Các vấn đề về giấc ngủ phổ biến hơn ở những người bị ung thư và người sống sót sau ung thư. Điều này có thể do thay đổi thể chất, tác dụng phụ của thuốc điều trị, căng thẳng hoặc các lý do khác.
Ngủ đủ giấc là một phần quan trọng trong quá trình hồi phục của bệnh nhân. Ngủ giúp tâm trí và cơ thể có thời gian phục hồi. Ngủ ngon có thể tăng cường chức năng não, cải thiện chức năng hormone và hạ huyết áp. Bạn nên ngủ 7-8h mỗi đêm.
Để có giấc ngủ ngon, hãy thực hiện một số thói quen lành mạnh sau:
- Tránh caffeine ít nhất 8h trước khi đi ngủ.
- Hãy tuân thủ một lịch trình ngủ đều đặn.
- Tránh các thiết bị điện tử như máy tính, tivi, điện thoại di động... trong 1-2h trước khi đi ngủ.
- Giữ phòng ngủ yên tĩnh, đủ mát.
Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ quá mức trong ngày, hãy nói chuyện với bác sỹ vì có thể bạn đang gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ hoặc do tác dụng phụ của điều trị.
5. Giảm căng thẳng
Điều trị sau ung thư có thể gây ra những thay đổi về thể chất hoặc các mối quan hệ (tình cảm, quan hệ đồng nghiệp), từ đó, gây lo lắng cho bệnh nhân. Các chuyên gia y tế khuyến khích bạn nên siêng tương tác, trò chuyện với bạn bè và người thân để duy trì và tăng kết nối, từ đó dễ tìm thấy niềm vui trong cuộc sống hơn. Tập thể dục, thiền định, nhận tư vấn và trò chuyện cùng chuyên gia tư vấn tâm lý có chuyên môn cũng là một số giải pháp giúp cải thiện tinh thần.
6. Hạn chế hoặc bỏ uống rượu
Một số loại rượu vang có lợi cho sức khỏe và uống 1 ly/ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, uống nhiều rượu sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư (như ung thư miệng và cổ họng); Tăng nguy cơ mắc ung thư nguyên phát thứ 2 cho bệnh nhân sau điều trị.
Theo Mayo Clinic, đối với người lớn khỏe mạnh, có thể uống tối đa 1 ly/ngày đối với phụ nữ ở mọi lứa tuổi và nam giới trên 65 tuổi; Tối đa 2 ly/ngày đối với nam giới từ 65 tuổi trở xuống.
Nếu không chắc chắn về lượng rượu được nạp vào cơ thể, các chuyên gia y tế có thể hỗ trợ tư vấn cho bạn chế độ dinh dưỡng phù hợp.
7. Bỏ thuốc lá
Thuốc lá là "thủ phạm" gây ra một số bệnh ung thư. Bỏ thuốc lá có thể làm giảm nguy cơ ung thư tái phát. Nếu bạn từng thử bỏ thuốc lá nhưng không thành công thì nên trò chuyện với bác sỹ để tìm ra phương pháp cai thuốc lá hiệu quả.
Bình luận của bạn