Lợi ích sức khỏe tiềm năng của chất xơ pectin

Chất xơ pectin có tự nhiên trong nhiều loại trái cây, rau củ

Phải làm gì để tránh đầy hơi, táo bón khi ăn nhiều chất xơ?

Thực phẩm giúp tăng năng lượng nhanh chóng

Mẹo tăng chất xơ khi nấu cơm

Quy tắc 30/10 cho bữa ăn lành mạnh, đủ chất

Pectin là gì và tác dụng?

Có hai loại chất xơ chính là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Pectin là một loại chất xơ hòa tan được tìm thấy tự nhiên trong trái cây và rau củ. Pectin cũng thường được sử dụng như một chất phụ gia cho các thực phẩm để làm dày và tạo kết cấu dạng gel. 

Thức ăn cho vi khuẩn đường ruột

Pectin có vai trò như một prebiotic - chất xơ nuôi các loại vi khuẩn thân thiện trong hệ vi sinh đường ruột. Pectin có trong ruột già, hệ vi sinh tại đây không chỉ ảnh hưởng đến tiêu hóa mà còn có liên quan đến miễn dịch, sức khỏe não bộ,... Ngoài ra, gel pectin hình thành trong đường tiêu hóa hỗ trợ tiêu hóa đều đặn, ngăn ngừa hoặc điều trị các triệu chứng tiêu chảy và táo bón.

Giảm cholesterol

Cholesterol LDL cao trong thời gian dài làm tăng nguy cơ tích tụ mảng bám trong thành động mạch, làm hẹp lòng động mạch, từ đó gây ra các vấn đề tim mạch khác. Pectin có khả năng liên kết với cholesterol trong ruột non, giúp loại bỏ cholesterol khỏi cơ thể thông qua chất thải thay vì được hấp thu vào máu.

Cân bằng đường huyết

Chất xơ này làm quá trình tiêu hóa chậm lại, không chỉ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn mà còn giúp điều chỉnh phản ứng đường trong máu. Vì vậy, khi ăn thực phẩm giàu pectin, bạn sẽ ít có khả năng bị tăng đường huyết đột ngột sau ăn, điều này đặc biệt có lợi cho người bị đái tháo đường type 2, đồng thời giúp ngăn sụt giảm năng lượng vào cuối ngày.

Thúc đẩy chức năng miễn dịch

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Carbohydrate Polymers năm 2015 cho thấy pectin có đặc tính chống khối u, đặc biệt hỗ trợ chống lại ung thư ruột kết. Ngoài ra, pectin còn được cho là có liên quan đến thải độc kim loại nặng.

Thực phẩm có nhiều pectin

Nguồn pectin dồi dào nhất được tìm thấy là trong trái cây

Nguồn pectin dồi dào nhất được tìm thấy là trong trái cây

Lượng pectin được khuyến nghị hàng ngày là từ 10 đến 20gram. Thay vì dùng thực phẩm bổ sung, cách tốt nhất để cung cấp pectin cho cơ thể là thông qua nguồn tự nhiên như các loại trái cây và rau củ sau:

- Táo: Đứng đầu danh sách các thực phẩm có hàm lượng pectin cao.

- Trái cây họ cam quýt: Như bưởi, cam, chanh.

- Quả mơ: Chứa nhiều các hợp chất thực vật, điển hình như vitamin C và E, pectin.

- Nho: Ngoài pectin, còn chứa nhiều các vitamin, khoáng chất, các hợp chất thực vật (như resveratrol - hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa).

- Đậu: Như đậu cô ve, đậu thận khô.

- Cà rốt: Không chỉ cung cấp pectin và còn bổ sung beta carotene thực vật (tiền chất của vitamin A), có lợi cho sức khỏe của mắt.

- Chuối: Một số pectin trong chuối có thể hoà tan trong nước. Khi chuối chín, tỷ lệ pectin tan trong nước tăng lên, đó là lý do khiến cho chuối trở nên mềm hơn.

- Nam việt quất: Nên ăn trái tươi hoặc sấy khô thay vì các sản phẩm chế biến như nước đóng lon, sốt, siro…

 
 
 
Nguyễn Thanh (Theo Well+Good)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa