Làm thế nào để xoa dịu tình trạng ợ nóng?

Ợ nóng gây cảm giác khó chịu và nóng rát ở vùng xương ức, ngực

Tìm hiểu về viêm thanh quản trào ngược và cách đối phó hiệu quả

Trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể làm tim đập nhanh?

Cải thiện đau họng khi bị trào ngược dạ dày

Đâu là tư thế ngủ tốt nhất cho hệ tiêu hóa?

Nguyên nhân gây ợ nóng

Ợ nóng hay ợ chua là triệu chứng phổ biến ở người bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Cơ thắt thực quản đóng không đúng cách, làm acid dạ dày trào ngược lên gây kích ứng, nóng rát ở lồng ngực cùng cảm giác khó chịu ở cổ họng.

Bên cạnh ợ nóng, một số người còn gặp biểu hiện: Có vị lạ ở miệng, đau dạ dày, đau cổ, đau thực quản. Cơn đau xảy ra cấp tính nên đôi khi bị nhầm lẫn với tình trạng nhồi máu cơ tim.

Triệu chứng nổi bật nhất của bệnh trào ngược dạ dày thực quản là ợ nóng

Triệu chứng nổi bật nhất của bệnh trào ngược dạ dày thực quản là ợ nóng

Đa số trường hợp bị ợ nóng không phải tình trạng nguy hiểm tới sức khỏe. Tuy nhiên, một vài bệnh lý khác cũng có thể gây ra triệu chứng gần giống đau ngực do ợ nóng: Sỏi túi mật, loét dạ dày, đau thắt ngực, thậm chí một số dạng ung thư (như ung thư thực quản). Vì vậy, người bệnh bị ợ nóng không rõ nguyên nhân nên sớm thăm khám để có phương hướng điều trị phù hợp, ngăn ngừa biến chứng nặng.

Với người có sẵn bệnh lý hô hấp như hen phế quản, tình trạng ợ nóng có thể góp phần khiến việc hít thở thêm khó khăn.

Làm thế nào khắc phục tình trạng ợ nóng?

Để ngăn ngừa tình trạng ợ nóng, BS Michael Fredericson – Giám đốc Khoa Y học phục hồi và Vật lý trị liệu, Đại học Stanford (Mỹ) gợi ý người bệnh nên ghi chép lại thực đơn hàng ngày và tình trạng sức khỏe sau khi ăn. Nhờ đó, bạn có thể phát hiện ra món ăn, đồ uống nào là nguyên nhân kích thích, gây ra hiện tượng ợ nóng. Nhóm thực phẩm dễ gây ợ nóng gồm: Chocolate, đồ ăn chiên rán, thực phẩm chứa cà chua.

Ăn quá no, ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ làm tăng nguy cơ ợ nóng, trào ngược

Ăn quá no, ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ làm tăng nguy cơ ợ nóng, trào ngược

BS Fredericson cũng khuyến cáo, không nên nằm ngửa ngay sau khi ăn, không nên ăn quá no hoặc quá nhanh. Người được chẩn đoán thừa cân, béo phì nên giảm cân để phòng ngừa ợ nóng. Kiêng hút thuốc lá, bởi khói thuốc có thể khiến triệu chứng đau rát, nóng cổ trở nặng và tái phát thường xuyên hơn. Người bệnh cũng nên chủ động giải tỏa stress; Ngủ đủ giấc về đêm và kê cao đầu khi ngủ để acid dạ dày hạn chế trào ngược lên thực quản; Tập thể dục hàng ngày để hỗ trợ tiêu hóa.

Người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản nên dùng thuốc kháng acid dạ dày theo đúng chỉ định và tư vấn của bác sĩ. Ngoài ra, khi gặp triệu chứng ợ nóng, một số thức uống có thể làm giảm khó chịu tạm thời gồm: Nước lọc, sữa, nước dừa, trà thảo mộc. Chất lỏng giúp làm loãng các chất gây kích thích ở cổ họng, đẩy dịch vị trôi xuống dạ dày.

Thức uống nên kiêng khi bị ợ nóng do trào ngược gồm: Đồ uống có cồn, nước chanh cam, soda và nước có gas.

 
Quỳnh Trang (Theo USA Today)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa