Dư thừa protein sẽ gây ra nhiều hệ luỵ cho sức khoẻ
Trẻ loãng xương, hỏng thận khi tiêu thụ protein quá đà
Tăng cân hay hơi thở hôi là do bạn ăn quá nhiều chất này
Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang “đói” protein
Bổ sung protein – “vũ khí” chống ung thư?
Bổ sung protein mỗi ngày bao nhiêu là đủ?
Protein là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày của chúng ta. Protein cung cấp năng lượng, tăng cường khả năng miễn dịch, xây dựng và duy trì cơ bắp, máu, da, xương cùng các cơ quan khác của cơ thể. Trong chế độ ăn uống hàng ngày của chúng ta, các nguồn protein phổ biến là thịt, cá, sữa, trứng và đậu nành.
Nhu cầu bổ sung protein ở mỗi người lại khác nhau do phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tuổi tác, giới tính, cân nặng, tình trạng sức khỏe... Lượng protein cần bổ sung mỗi ngày theo từng độ tuổi và thể trạng cụ thể như sau:
- Trẻ sơ sinh cần khoảng 10 gram mỗi ngày.
- Trẻ em trong độ tuổi đi học cần 19-34 gram mỗi ngày
- Bé trai thiếu niên cần tới 52 gram mỗi ngày
- Bé gái thiếu niên cần 46 gram mỗi ngày
- Nam giới trưởng thành cần khoảng 56 gram mỗi ngày
- Phụ nữ trưởng thành cần khoảng 46 gram mỗi ngày (71 gram, nếu mang thai hoặc đang cho con bú)
Dư thừa protein sẽ gây hại cho thận, gan, xương và tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Vì vậy, bạn cần nắm rõ các dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thừa protein để điều chỉnh lại chế độ ăn cho phù hợp.
Các dấu hiệu cảnh báo bạn đang ăn quá nhiều protein
Nếu có 4 dấu hiệu dưới đây, bạn cần nghĩ đến nguy cơ đã ăn quá nhiều protein và cần xem xét điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mình.
Mệt mỏi, thiếu tỉnh táo
Ngay cả khi bạn đã ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm nhưng việc ăn quá nhiều protein vẫn có thể khiến cơ thể bạn mệt mỏi. Nạp nhiều protein có thể gây căng thẳng cho thận, gan và xương khiến chúng phải hoạt động quá mức.
Chế độ ăn giàu đạm, cắt giảm tinh bột gây ảnh hưởng đến tâm trạng
Ngoài ra, chế độ ăn kiêng giảm tinh bột (low carb) và thay thế bằng protein khiến cơ thể bạn sẽ luôn trong trạng thái mệt mỏi, lờ đờ, không tỉnh táo, khó tập trung. Vì carbohydrate vốn là nguồn cung cấp năng lượng chính cho não bộ nên nếu không bổ sung đủ chất này thì não bộ sẽ khó tập trung hơn. Do đó, bạn cần đảm bảo rằng các bữa ăn phải cân bằng được giữa lượng carbohydrate và protein để cơ thể luôn cảm thấy no mà không bị mệt mỏi, mất tập trung.
Gặp các vấn đề về tiêu hóa
Chế độ ăn giàu protein từ thịt động vật thường ít chất xơ có thể gây ra nhiều vấn đề về tiêu hóa. Bạn có thể gặp tình trạng buồn nôn, táo bón, đầy hơi, khó tiêu... Đây đều là những vấn đề về tiêu hóa phổ biến do chế độ ăn quá nhiều thịt và ít chất xơ gây nên. Bên cạnh đó, việc ăn nhiều protein cũng có thể tạo áp lực lớn lên các enzyme tiêu hóa, từ đó dẫn đến những vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng. Nếu gặp tình trạng này, bạn nên hạn chế ăn thịt, tăng cường bổ sung thêm rau xanh và trái cây để đảm bảo sức khỏe đường ruột.
Tăng cân mất kiểm soát
Tăng cân là một trong những những dấu hiệu khi cơ thể dư thừa protein
Chế độ ăn giàu protein thường được lầm tưởng rằng sẽ giúp giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên, một chế độ ăn kiêng có chứa quá nhiều protein và giảm bớt các chất dinh dưỡng quan trọng khác cũng dễ gây phản tác dụng với cơ thể. Điều này có thể dẫn đến cảm giác thèm ăn và ít năng lượng hơn để tập luyện thể dục từ đó khiến bạn tăng cân nhanh chóng.
Hơi thở có mùi
Hôi miệng là một vấn đề phổ biến đối với những người áp dụng chế độ ăn kiêng keto để giảm cân. Điều này xảy ra khi bạn tập trung nhiều hơn vào việc nạp nhiều protein và chất béo thay vì carbohydrate lành mạnh. Não bộ và cơ thể hoạt động là nhờ có carbohydrate nên nếu không nạp đủ thì cơ thể sẽ bắt đầu sử dụng chất béo để thay thế, xeton do quá trình trao đổi chất tạo ra chính là thủ phạm gây hôi miệng.
Bình luận của bạn