Dấu hiệu nhận biết những thông tin sai lệch về sức khỏe trên mạng

Tiếp nhận thông tin sai lệch trên mạng xã hội dù vô tình hay có chủ đích cũng gây ra những hậu quả khó lường

Họp FHH lần thứ 21: Chia sẻ thông tin về thuốc có nguồn gốc từ dược liệu

Lợi dụng chức danh nghề nghiệp quảng cáo “thổi phồng” về TPCN là hành vi không thể chấp nhận!

WHO: sữa công thức đang bị quảng cáo sai lệch tràn lan tại Việt Nam

Khai trương Cổng dữ liệu y tế và Hệ thống thông tin giám định BHYT

Theo khảo sát của KFF (Tổ chức phi lợi nhuận chuyên nghiên cứu và phân tích chính sách y tế và các vấn đề sức khỏe ở Mỹ) vào năm 2023, 45% người được hỏi thừa nhận đã từng nghe và tin vào ít nhất một trong năm thông tin sai lệch về COVID-19 và vaccine. Một trong những thông tin sai lệch phổ biến là thuốc biệt dược Ivermectin (một loại thuốc chống ký sinh trùng) có thể điều trị hiệu quả COVID-19, và 34% người được hỏi tin rằng điều này có thể hoặc chắc chắn là đúng.

Nhận thức được mức độ nghiêm trọng của vấn nạn tin giả này, các cơ quan truyền thông đang nỗ lực vào việc xử lý. Tuy nhiên, mỗi cá nhân cũng cần trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết để tự mình nhận diện thông tin sai lệch về sức khỏe.

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết theo chia sẻ của Tiến sĩ Seema Yasmin, Giám đốc Sáng kiến Truyền thông Sức khỏe Stanford tại Đại học Stanford (Mỹ) và Giáo sư Deen Freelon thuộc Trường Truyền thông Annenberg, Đại học Pennsylvania (Mỹ):

1. Những thông tin hứa hẹn đem đến một kết quả hoàn hảo

Tiến sĩ Seema Yasmin cảnh báo: "Hãy luôn nghi ngờ những thông tin sức khỏe nghe có vẻ quá hoàn hảo để trở thành sự thật. Đây có thể là dấu hiệu của một cạm bẫy nhằm đánh lừa bạn và khiến bạn mua sản phẩm hoặc dịch vụ không hiệu quả."

Bà giải thích: "Nhiều người dễ dàng tin vào những lời hứa hẹn như “chữa khỏi hoàn toàn”, “hiệu quả 100%” hoặc “được đảm bảo” về sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần cẩn trọng và tìm hiểu kỹ hơn khi những lời hứa hẹn to lớn này đi kèm với một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó đang được rao bán."

2. Những thông tin về phương pháp điều trị chưa được cấp phép

Trên mạng xã hội, không khó để bắt gặp những bài đăng quảng cáo các phương pháp điều trị thay thế cho một số bệnh lý nhất định. Tuy nhiên, bạn cần hết sức cảnh giác với độ tin cậy của những thông tin này.

Theo Giáo sư Deen Freelon, nhiều mô hình kinh doanh được xây dựng dựa trên việc khai thác sự thiếu hiểu biết và niềm tin của người dùng vào những phương pháp chữa trị chưa được khoa học chứng minh. Họ nhắm vào những người đã có thái độ tiêu cực với nền y tế chính thống, hứa hẹn giải pháp "dễ dàng" cho các vấn đề sức khỏe.

Vì vậy, nếu bạn chưa từng nghe về phương pháp điều trị hoặc sản phẩm nào được quảng cáo, hãy luôn cẩn trọng và tìm kiếm thông tin xác thực từ các cơ quan quản lý y tế, tổ chức y tế uy tín trước khi quyết định sử dụng.

3. Những thông tin khiến bạn dễ kích động

Hãy cẩn thận với những thông tin khiến bạn bực tức, tức giận hoặc lo lắng. Bởi đây có thể là dấu hiệu của một cạm bẫy nhằm đánh lừa cảm xúc và khiến bạn tin vào những thông tin sai lệch.

Bà giải thích rằng những kẻ lan truyền thông tin sai lệch thường cố ý sử dụng ngôn ngữ kích động để thu hút sự chú ý và khiến bạn chia sẻ thông tin đó với người khác. Khi bạn bị kích động về mặt cảm xúc, bạn sẽ ít có khả năng suy nghĩ thấu đáo và dễ dàng tin tưởng vào những gì bạn đọc thấy.

4. Những thông tin vô lý, phi khoa học

Nếu một thông tin về sức khỏe khiến bạn cảm thấy nghi ngờ, hoặc nó đi ngược lại với những kiến thức cơ bản về sinh học con người, hãy cẩn thận. Những thông tin này thường dựa trên những hiểu lầm hoặc thiếu cơ sở khoa học.

Lời khuyên để xác minh thông tin sức khỏe trực tuyến

Hãy luôn tỉnh táo và sáng suốt khi tiếp cận thông tin về sức khỏe trên mạng. Việc dành thời gian kiểm chứng thông tin sẽ giúp bạn bảo vệ bản thân khỏi những thông tin sai lệch và đưa ra những quyết định đúng đắn cho sức khỏe của mình. Những mẹo dưới đây sẽ giúp bạn xác minh độ chính xác của thông tin:

  • Xác định nguồn thông tin: Tìm hiểu xem thông tin được cung cấp bởi ai hoặc tổ chức nào. Kiểm tra độ tin cậy của nguồn tin bằng cách tìm kiếm thông tin về họ trên mạng hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia.
  • Tham khảo các trang tin tức uy tín hoặc tổ chức y tế: So sánh thông tin trên bài đăng với những thông tin được đăng tải bởi các trang tin tức uy tín hoặc tổ chức y tế có chuyên môn.
  • Sử dụng công cụ tìm kiếm hình ảnh: Nếu bài đăng có hình ảnh, hãy sử dụng công cụ tìm kiếm hình ảnh để kiểm tra nguồn gốc của hình ảnh.
  • Đối với các nghiên cứu khoa học, hãy xem ai đã tài trợ cho nghiên cứu: Thông tin này thường được ghi chú ở cuối bài báo.
 
Việt An (Theo CNBC)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tôi chia sẻ