Yoga là một phương pháp luyện tập lâu đời có nguồn gốc từ Ấn Độ khoảng 5.000 năm trước. Hiện tại, yoga đang trở nên phổ biến mạnh mẽ với nhiều lợi ích cho sức khoẻ
Podcast: Trào ngược dạ dày thực quản nên ăn uống thế nào?
Gợi ý 6 loại đồ uống giúp giảm trào ngược acid dạ dày buổi tối
Vì sao trào ngược dạ dày "ghé thăm" ngày càng nhiều người Việt?
Phân biệt đau ngực do suy tim với trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược acid hay còn gọi là trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng thức ăn và dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản. Trong đó, thực quản là ống cơ nối liền họng và dạ dày, thường đóng vai trò như một van một chiều, ngăn chặn dòng chảy ngược này. Tuy nhiên, khi cơ vòng thực quản dưới hoạt động kém hiệu quả, acid dạ dày có thể trào ngược lên, gây ra các triệu chứng khó chịu.
Theo nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Báo cáo Khoa học (Sciencetific Reports) năm 2020, bệnh trào ngược dạ dày thực quản mạn tính (GERD) là tình trạng nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến khoảng 13,98% dân số toàn cầu. Bên cạnh đó, nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa Missouri Medicine năm 2018 cũng đã chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa một số yếu tố nguy cơ với bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Cụ thể, tuổi cao, chỉ số khối cơ thể cao, tình trạng lo âu và ít vận động trong công việc đều được xác định là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.Về mặt triệu chứng, theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Chính phủ Vương quốc Anh (NHS), bệnh nhân GERD thường gặp các biểu hiện như ợ nóng, vị chua trong miệng, nấc cụt thường xuyên, hôi miệng và đầy hơi.
Tập yoga giúp trị trào ngược dạ dày có hiệu quả không?
Việc tập luyện yoga để kiểm soát chứng trào ngược acid đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh là một phương pháp hỗ trợ hiệu quả. Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Thể thao và Sức khỏe (The Jounal of Sport and Health Science) vào tháng 9 năm 2024, yoga đã thể hiện tiềm năng lớn trong việc làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh lý này. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối ưu, cần kết hợp yoga với phác đồ điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton.
Vậy đâu là những tư thế yoga thích hợp cho người bệnh trào ngược dạ dày?
Nếu bạn muốn thử tập yoga để kiểm soát chứng trào ngược dạ dày, hãy bắt đầu với 11 tư thế sau:
1. Pavanamuktasana (tư thế tống hơi)
- Nằm ngửa để thực hiện tư thế Pavanamuktasana.
- Đưa đầu gối về phía ngực, giữ chúng bằng tay rồi thả ra.
Tư thế yoga này được đánh giá cao trong việc kiểm soát chứng trào ngược acid nhờ khả năng massage nhẹ nhàng các cơ quan nội tạng. Qua đó, quá trình tiêu hóa được hỗ trợ tối đa, đồng thời giảm tình trạng tích tụ khí - một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh. Áp lực dịu nhẹ lên vùng dạ dày giúp đẩy khí bị mắc kẹt ra ngoài, từ đó giảm tình trạng đầy hơi và cải thiện tổng thể Sức khỏe đường ruột.
2. Paschimottanasana (tư thế ngồi gập mình)
- Ngồi với hai chân duỗi thẳng ra phía trước, khép chặt hai bàn chân lại.
- Nâng hai tay lên ngang ngực.- Cúi người về phía trước và cố gắng giữ chặt các ngón chân.
- Giữ nguyên tư thế này trong 5 giây rồi trở về vị trí bắt đầu.
Tư thế này đóng vai trò như một động tác kéo giãn hiệu quả đối với hệ thống tiêu hóa, góp phần nâng cao hoạt động của các cơ quan nội tạng trong vùng bụng. Áp lực nhẹ nhàng tác động lên vùng thượng vị hỗ trợ quá trình bài tiết acid dạ dày, từ đó giảm tình trạng trào ngược acid. Vì vậy, đối với những người mong muốn kiểm soát chứng bệnh này, tư thế yoga ngồi gập là một lựa chọn đáng cân nhắc.
3. Vajrasana (tư thế sấm sét)
- Quỳ và ngồi trên gót chân mà không khom lưng.
- Thư giãn tay trên đùi. Ngồi như vậy trong khoảng 10 giây.
Tư thế này nếu thực hiện ngay sau bữa ăn sẽ kích thích quá trình tiêu hóa diễn ra hiệu quả hơn bằng cách tăng cường lưu thông máu đến dạ dày. Nhờ đó, nguy cơ ứ đọng acid dạ dày, tiền đề của bệnh trào ngược acid, cũng được giảm đáng kể.
4. Yashtikasana (tư thế cây gậy)
- Nằm ngửa, hai tay đặt dọc theo cơ thể, hai chân khép lại và các ngón chân hướng lên trên.
- Giơ cả hai tay lên cao trong khi duỗi thẳng các ngón chân ra ngoài.
- Đưa tay về sau và thư giãn các ngón chân.
Tư thế này giúp giảm căng thẳng ở bụng và tăng cường lưu lượng oxy đến các cơ quan tiêu hóa, giúp thư giãn cơ hoành và giảm tần suất cơn trào ngược acid.
5. Padmasana (tư thế hoa sen)
- Ngồi xuống với cả hai chân duỗi thẳng.
- Cong chân phải và đặt gót chân vào gốc đùi trái.
- Làm tương tự với chân trái, nhắm mắt lại và tập trung vào hơi thở.
Đây là một trong những tư thế thiền định cổ điển, mang lại hiệu quả đáng kể trong việc làm dịu tâm trí và giảm triệu chứng trào ngược acid do căng thẳng gây ra. Đồng thời, tư thế này còn góp phần cải thiện tư thế cơ thể, ngăn ngừa áp lực lên vùng dạ dày, từ đó hỗ trợ quá trình điều trị bệnh lý dạ dày thực quản trào ngược. Do đó, việc luyện tập tư thế hoa sen thường xuyên được khuyến khích đối với những người mong muốn kiểm soát tình trạng trào ngược acid thông qua yoga.
6. Parvatasana (tư thế núi)
- Ngồi với hai tay đặt ở hai bên.
- Giơ hai tay lên và chắp hai lòng bàn tay vào nhau.
- Từ từ hạ chúng xuống và trở về vị trí ban đầu.
Tư thế núi giúp giảm áp lực lên hệ tiêu hóa nhờ khả năng kéo giãn cột sống và cơ bụng. Đây là một bài tập yoga hữu ích cho người bị trào ngược acid.
Bình luận của bạn