Thói quen nhỏ giúp cải thiện sức khỏe đường ruột

Sức khoẻ tiêu hóa là yếu tố quan trọng để tăng cường sức khoẻ tổng thể và chất lượng cuộc sống

Gợi ý các thức uống giúp thúc đẩy tiêu hóa

Lời khuyên giúp trẻ có đường ruột khoẻ mạnh

7 thực phẩm giúp ngăn ngừa tiêu chảy và cải thiện sức khỏe đường ruột

Hệ tiêu hóa khỏe mạnh nhờ gia vị nghệ

Lợi ích của nước hầm xương với hệ tiêu hoá

Sức khỏe đường ruột là “chìa khóa” để đảm bảo Sức khỏe tổng thể. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có hàng triệu người trên thế giới mắc các bệnh về tiêu hóa như bệnh viêm ruột, trào ngược dạ dày, táo bón, hội chứng ruột kích thích, bệnh trĩ… tất cả đều mang lại sự khó chịu và đau đớn cho người bệnh.

Do vậy, các chuyên gia y tế khuyên rằng, ngay cả khi bạn không gặp bất cứ vấn đề nào về đường ruột, một số thói quen nhỏ hàng ngày trong việc lựa chọn thực phẩm, tập luyện... vẫn giúp cơ quan này luôn trong trạng thái tốt nhất. Một số thói quen bao gồm:

Ăn đúng loại thực phẩm vào đúng thời điểm

Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ rau củ, trái cây để giữ cho đường ruột luôn khỏe mạnh

Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ rau củ, trái cây để giữ cho đường ruột luôn khỏe mạnh

Chọn thực phẩm nhiều chất xơ: Để đường ruột khỏe mạnh, bạn cần lựa chọn thực phẩm nhiều chất xơ như trái cây và rau củ. Chất xơ khi vào cơ thể sẽ được lên men bởi hệ vi sinh vật đường ruột, dẫn đến việc sản xuất các chất chuyển hóa vi sinh vật có lợi. Những chất chuyển hóa này hoạt động như nguồn năng lượng cho tế bào ruột và đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện quá trình trao đổi chất, hệ thống miễn dịch…Bên cạnh đó, bạn nên tránh các nguồn thực phẩm ít chất xơ như các thực phẩm siêu chế biến.

Ăn uống đúng thời điểm: Bạn nên ăn uống theo một khung giờ cố định để hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn. Bạn cũng nên chia nhỏ nhiều bữa để đường ruột không phải tập trung làm việc quá nhiều vào một số thời điểm trong ngày.

Ăn chậm nhai kỹ: Hoạt động nhai thức ăn sẽ gửi tín hiệu đến đường tiêu hóa là đang tiếp nhận thức ăn. Nhai kỹ thức ăn giúp giảm căng thẳng cho dạ dày. Vì khi nhai cơ thể tiết ra enzyme để tiêu hóa thức ăn, kích hoạt cơ thể sản xuất acid hydrochloric trong dạ dày, giúp tiêu hóa tốt hơn bằng cách điều chỉnh độ pH, tăng acid hỗ trợ phân hủy thức ăn. Nếu ăn nhanh, cơ thể không tiết ra đủ enzyme tiêu hóa, gây ra các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu hoặc táo bón.

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên giúp bạn phòng ngừa các vấn đề về tiêu hóa

Tập thể dục thường xuyên giúp bạn phòng ngừa các vấn đề về tiêu hóa

Người trưởng thành nên duy trì vận động thể chất 30-60 phút mỗi ngày, 5 lần một tuần với môn thể thao phù hợp. Tập thể dục cải thiện sự dẻo dai cho cơ bắp, tăng cường hệ miễn dịch, tăng lưu thông máu, tinh thần phấn chấn. Hoạt động thể chất thường xuyên, vừa sức còn giúp đường ruột hoạt động khỏe mạnh hơn, phòng ngừa các vấn đề về tiêu hóa.

Vận động sẽ làm cho ruột già di chuyển, tăng co bóp đường ruột, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn, cải thiện chứng táo bón, đồng thời kiểm soát các triệu chứng ruột kích thích. Những bài tập thể dục tốt cho sức khỏe đường ruột là yoga, đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp... Bạn nên tập thể dục trước khi ăn hoặc sau ăn ít nhất 2 giờ để hạn chế nguy cơ trào ngược dạ dày và chọn bài tập phù hợp vừa sức.

Uống đủ nước

Mỗi người uống 2.0-2.5 lít nước lọc/ngày để phòng ngừa táo bón, hạn chế tình trạng nhiễm trùng đường tiêu hóa. Tốt nhất, bạn nên uống một ly nước trước hoặc sau bữa chính khoảng 60 phút để hỗ trợ cho việc tiêu hóa thức ăn. Nếu uống nước ngay trước, trong hoặc sau bữa ăn sẽ làm loãng dịch vị dạ dày ảnh hưởng tới việc tiêu hóa thức ăn.  

Hạn chế uống rượu bia

Tiến sĩ Cynthia Hsu, một chuyên gia tiêu hóa tại Ðại học California, San Diego (Mỹ), cho biết hầu hết các nghiên cứu về bia rượu và hệ vi khuẩn ruột đều tập trung vào những người có thói quen uống bia rượu nhiều và thường xuyên. Chẳng hạn, một số nghiên cứu chỉ ra rằng những người mắc chứng rối loạn sử dụng rượu (không thể kiểm soát hoặc ngừng uống rượu) thường bị mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn trong ruột - tình trạng được gọi là rối loạn hệ vi sinh ruột (dysbiosis).

Cụ thể, theo Tiến sĩ Lorenzo Leggio, nhà nghiên cứu về việc tiêu thụ và nghiện rượu tại Viện Y tế Quốc gia Mỹ, những người nghiện rượu nặng mắc dysbiosis cũng dễ bị “rò rỉ” ruột, tức thành ruột yếu hơn. “Thông thường, lớp niêm mạc ruột này hoạt động như một “hàng rào bảo vệ” ngăn những thứ bên trong ruột - gồm vi khuẩn, thức ăn và các chất độc hại tiềm ẩn - xâm nhập cơ thể. Nhưng khi thành ruột yếu đi, vi khuẩn và chất độc có thể rò rỉ vào dòng máu và chảy đến gan, gây viêm và tổn thương gan” - Tiến sĩ Hsu giải thích.

 
Đào Dung (Theo Time Now New)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa