Lượng testosterone dần suy giảm theo tuổi tác
Dấu hiệu suy giảm Testosterone ở nam giới
Những tác nhân gây ức chế sản sinh testosterone ở nam giới
Các sản phẩm Testosterone có nguy cơ gây huyết khối tĩnh mạch
Sự thật bất ngờ về Testosterone
Hôn nhân giúp testosterone bớt suy giảm
Nhiều bệnh liên quan đến testosterone
Cùng với sự hình thành tinh hoàn ở thai nhi, testosterone dần dần xuất hiện. Sau đó, việc hình thành cơ quan sinh dục ngoài, hệ thống ống dẫn tinh, sự di chuyển xuống của tinh hoàn được testosterone “hướng dẫn”. Theo BS. Dũng: “Việc thiếu hụt hay tổn thương testosterone trong giai đoạn bào thai sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản. Ngay từ thời điểm này, bé trai bị thiếu hụt testosterone có thể mắc phải những căn bệnh như tinh hoàn ẩn, niệu đạo đóng thấp, hoặc cơ quan sinh dục nam không phát triển. Thiếu hụt testosterone còn là một trong những biểu hiện của bất thường về nhiễm sắc thể”.
Testosterone bắt đầu được sản xuất từ rất sớm, khi thai nhi mới 7 tuần tuổi. Nồng độ testosterone tăng lên trong tuổi dậy thì, cao điểm trong những năm cuối của tuổi thanh thiếu niên, và sau đó chững lại. Đến độ tuổi 30, mức testosterone của đàn ông giảm nhẹ qua từng năm. Trẻ nam cần nội tiết tố nam để hình thành cơ bắp và hệ xương, phát triển lông, tóc, thay đổi giọng nói, tăng trưởng chiều cao. Nam giới cần một lượng nội tiết tố nam nhất định để tạo ra tinh trùng và tăng khả năng có con.
Cùng với sự hình thành tinh hoàn ở thai nhi, testosterone dần dần xuất hiện
Các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa sớm để được chẩn đoán, điều trị thích hợp nếu bé trai chưa dậy thì (13-14 tuổi): cơ quan sinh dục ngoài không phát triển, âm thanh và tính cách của trẻ chưa thay đổi, tăng trưởng chậm (do thiếu hụt testosterone) so với những trẻ bình thường, chưa vỡ giọng; hoặc có những bệnh lý bất thường ở cơ quan sinh dục ngoài.
Phần lớn nam giới có đủ lượng testosterone đảm bảo sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên, do một vài bất thường, cơ thể người đàn ông sản xuất quá ít testosterone. Điều này dẫn đến tình trạng gọi là thiểu năng sinh dục. Để điều trị, bác sĩ phải có những xét nghiệm đặc hiệu nhằm kiểm tra nồng độ testosterone, nhiễm sắc thể… và đưa ra liệu pháp hormone thay thế.
Nồng độ thay đổi trong ngày
Tâm lý cũng tác động đến việc sản sinh testosterone
BS. Dũng cho biết: “Theo nhiều khảo sát, nồng độ testosterone không đồng đều theo các tháng trong năm, đặc biệt thấp nhất vào mùa xuân và cao nhất vào mùa thu (tháng Chín). Trong ngày, nồng độ testosterone cũng thay đổi, cao nhất là từ 6-10h sáng và thấp nhất là từ 7-9h tối. Mỗi ngày, lượng testosterone cũng không giống nhau, do nhiều yếu tố tác động như: tâm lý, hoàn cảnh… Theo các nhà tình dục học, những bài tập thể dục sức bền sẽ giúp bạn điều chỉnh tốt lượng testosterone trong cơ thể.
Một nghiên cứu thú vị khác do các nhà khoa học thuộc trường Y khoa Đại học Harvard (Mỹ) thực hiện cho thấy, nếu người đàn ông có nồng độ testosterone cơ thể cao hơn mức trung bình có thể gặt hái được nhiều lợi ích, nhưng cũng kèm theo… hệ lụy. Cụ thể, những người đàn ông này duy trì được huyết áp bình thường, ít nguy cơ béo phì và các bệnh tim mạch. Tuy nhiên, họ thường có xu hướng sa đà vào rượu bia, nghiện thuốc lá và dễ bị chấn thương, hoặc có những xu hướng tình dục không an toàn.
Thực phẩm bổ dưỡng giúp cải thiện số lượng và chất lượng tinh trùng
Ngoài ra, theo các chuyên gia nam khoa, nồng độ testosterone sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều đối với trẻ sinh non nhẹ cân. Ngay trong giai đoạn mang thai, người mẹ cần ăn nhiều thực phẩm hữu cơ tươi nhằm giúp cơ thể hấp thụ các chất chống oxy hóa quan trọng và các chất dinh dưỡng. Selenium cần thiết cho sự hình thành tinh trùng và testosterone. Chất này có trong các loại hạt, cá, trứng và nấm. Sữa chua, trứng, cá hồi tươi, thịt bò, kiwi, cam, cải bắp, măng tây cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin B12 và vitamin C, làm tăng số lượng tinh trùng. Vitamin E, tốt cho khả năng di động của tinh trùng, có nhiều trong hạnh nhân, trái bơ và cà chua.
Bình luận của bạn