Đổ mồ hôi đêm có thể ảnh hưởng xấu tới chất lượng giấc ngủ
5 nguyên nhân khiến bạn bị đổ mồ hôi đêm
Người lớn đổ mồ hôi đêm, khắc phục thế nào?
Thông tin hữu ích dành cho người muốn ngăn đổ mồ hôi nách
Mẹo hay giúp hạn chế đổ mồ hôi vào mùa hè
Đổ mồ hôi vào ban đêm là tình trạng bình thường nếu phòng hoặc giường ngủ nóng quá mức, bản thân mặc quá nhiều quần áo khi ngủ,… Còn nếu bạn thấy các đợt mồ hôi nhiều hơn có thể làm ướt sũng quần áo hoặc giường nệm, khi đó cần tìm hiểu nguyên nhân và thay đổi lối sống để tìm ra cách khắc phục.
Người lớn và trẻ em đều có thể bị đổ mồ hôi ban đêm, tình trạng này ảnh hưởng đến khoảng 3% dân số. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây đổ mồ hôi:
Thời kỳ mãn kinh
Mãn kinh là thời kỳ sinh lý bình thường khi người phụ nữ bước vào lứa tuổi trên 50
Phụ nữ đến giai đoạn mãn kinh sẽ xuất hiện những biểu hiện đặc biệt. Trong số đó có bốc hỏa và đổ mồ hôi nhiều khi ngủ.
Dưới ảnh hưởng của thời kỳ mãn kinh, nồng độ hormone trong cơ thể sẽ thay đổi, có thể dẫn tới giãn mạch máu. Tín hiệu cảnh báo phát ra rõ ràng nhất là da đỏ ửng, đổ nhiều mồ hôi khi ngủ vào ban đêm. phụ nữ cần coi trọng giữ gìn sức khỏe thì mới có thể trải qua giai đoạn mãn kinh một cách an toàn.
Hội chứng tăng tiết mô hôi
Đây là một bệnh về rối loạn thần kinh thực vật, một dạng bệnh mạn tính khiến cơ thể ra quá nhiều mồ hôi mà không rõ nguyên nhân. Không chỉ gây đổ mồ hôi ban đêm, chứng bệnh này còn khiến bệnh nhân bị ra mồ hôi cả ban ngày, đặc biệt khi người bệnh có cảm xúc thái quá.
Nhiễm trùng
Đổ mồ hôi đêm là một trong những triệu chứng của bệnh lao, một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tiềm tàng ảnh hưởng đến phổi. Đây cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng do vi khuẩn như viêm nội tâm mạc (viêm van tim), viêm tủy xương (viêm xương), cũng như dấu hiệu sớm của HIV.
Bệnh ung thư
Loại ung thư phổ biến nhất liên quan đến tình trạng đổ mồ hôi vào ban đêm là ung thư máu thể lymphoma – một loại ung thư bạch cầu ác tính. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng cần lưu ý các triệu chứng điển hình khác như sưng hạch, sốt và giảm cân.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc như thuốc hạ sốt, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị tăng nhãn áp, các loại thuốc steroid… sẽ gây kích thích tuyến mồ hôi, từ đó gây đổ mồ hôi đêm.
Hạ đường huyết
Lượng đường huyết thấp trong cơ thể cũng sẽ gây đổ mồ hôi, khi lượng đường dưới 70mg/dL khiến không đủ glucose trong máu. Đặc biệt, ở những người đang sử dụng insulin hoặc các thuốc đái tháo đường như clorpropamid, tolbutamid, glibenclamid, glipizid, glimepirid,…
Cường giáp
Cường giáp là tình trạng xảy ra khi hormone tuyến giáp sản sinh ra quá mức, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái thường xuyên nóng và ra nhiều mồ hôi vào ban đêm.
Nhiệt độ cơ thể tăng lên có thể khiến bạn hay thấy đói, khát nước, nhịp tim cũng tăng nhanh và bị run tay chân. Nếu nhận thấy các triệu chứng trên đi kèm với tình trạng đổ mồ hôi đêm, bạn nên đi khám để kiểm tra hoạt động tuyến giáp.
Ngưng thở khi ngủ
Chứng ngưng thở khi ngủ khiến cơ thể không nhận được đủ lượng oxy cần thiết. Điều này cũng có thể là nguyên nhân gây đổ mồ hôi đêm.
Bình luận của bạn