Cỏ ngọt không làm thay đổi hệ vi sinh đường ruột

Cỏ ngọt stevia được những người muốn giảm cân hay đang cần giảm đường huyết ưa chuộng

Ưu, nhược điểm của chất tạo ngọt erythritol

Dùng chất tạo ngọt thay đường như thế nào cho an toàn?

Người hảo ngọt có thể dùng nguyên liệu gì thay cho đường tinh luyện?

Bệnh Crohn nặng hơn vì sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo

cỏ ngọt stevia (còn gọi là cỏ đường) chứa các phân tử steviol glycoside có vị ngọt gấp 200-300 lần đường mía. Đường làm từ cỏ ngọt không có giá trị dinh dưỡng, nhưng cũng không chứa calorie và không làm tăng nồng độ glucose trong máu. Vì vậy, đây là chất tạo ngọt tự nhiên được nhiều người bệnh rối loạn chuyển hóa (đái tháo đường, béo phì) dùng để thay thế đường trong chế độ ăn.

Bất cứ sự thay đổi nào trong thành phần hệ vi sinh đường ruột đều có ảnh hưởng lớn tới sinh lý của con người, ví dụ như thay đổi quá trình chuyển hóa glucose. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về cơ chế tác động của cỏ ngọt tới hệ vi sinh đường ruột.

Đây là đề tài được các nhà khoa học Đại học Manchester (Anh) lựa chọn nghiên cứu. Theo bài báo đăng tải trên tạp chí Dinh dưỡng, họ đã tiến hành thử nghiệm trên người trưởng thành khỏe mạnh (18 - 40 tuổi), có chỉ số khối cơ thể (BMI) ở ngưỡng 18,5 - 24,9 (ngưỡng bình thường theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới). Đối tượng nghiên cứu cũng không có thói quen dùng đường cỏ ngọt stevia và không ăn kiêng.

Cỏ ngọt stevia có vị ngọt gấp 200-300 lần đường mía, không làm tăng đường huyết khi sử dụng

Cỏ ngọt stevia có vị ngọt gấp 200-300 lần đường mía, không làm tăng đường huyết khi sử dụng

Những người tham gia được chia làm 2 nhóm: Nhóm một sử dụng 5 giọt đường stevia 2 lần/ngày và không được bổ sung chế phẩm chứa probiotic; Nhóm còn lại là nhóm đối chứng với chế độ ăn không thay đổi. Họ được lấy mẫu bệnh phẩm để phân tích thành phần vi khuẩn trong đường ruột 3 lần vào lúc nghiên cứu bắt đầu, sau 6 tuần và sau 12 tuần.

Kết quả cho thấy, không có sự thay đổi đáng kể về thành phần vi sinh vật giữa nhóm đối chứng và nhóm người sử dụng cỏ ngọt. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng ghi nhận một số điểm khác biệt. Mẫu phân ở nhóm người dùng cỏ ngọt dường như không có nhóm vi khuẩn Proteobacteria nào. Sau 12 tuần, hệ tiêu hóa của nhóm dùng cỏ ngọt xuất hiện giống vi khuẩn ClostridiumDorea. Trong khi đó, nhóm đối chứng lại thiếu đi giống vi khuẩn ClostridiumMegamonas.

Nghiên cứu cũng cho thấy, sau 12 tuần sử dụng cỏ ngọt, giống vi khuẩn có sự thay đổi đáng kể nhất là Butyricoccus – loài vi khuẩn sinh ra butyrate. Butyrate là một acid hữu cơ mạch ngắn được tạo ra từ quá trình lên men thức ăn nhờ các vi sinh vật trong ruột già. 

Qua nghiên cứu này, các nhà khoa học phát hiện, đường cỏ ngọt không làm thay đổi thành phần vi sinh vật, mà chỉ tác động tới chức năng của chúng, đặc biệt là quá trình tổng hợp acid béo. Họ kết luận rằng, sử dụng đường cỏ ngọt lâu dài không có dấu hiệu gây ảnh hưởng lớn tới hệ vi sinh vật đường ruột của con người.

Điều này cho thấy, cỏ ngọt stevia nếu dùng ở liều lượng điều độ không gây hại cho sức khỏe. Trái lại, nhiều nghiên cứu cho thấy đường hóa học như aspartame, sucralose và saccharin ảnh hưởng xấu tới thành phần vi sinh vật đường ruột, góp phần gây ra vấn đề khi chuyển hóa glucose.

Lá cỏ ngọt stevia có thể ngâm vào nước nóng cùng với trà để tạo vị ngọt. Sấy khô lá cỏ ngọt rồi tán mịn thành bột cũng có thể dùng để pha chế, nấu ăn. Ngoài ra, trên thị trường còn có nhiều sản phẩm chất tạo ngọt chiết xuất từ stevia.

 
Quỳnh Trang (Theo News Medical)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất