Người bệnh đái tháo đường lưu ý gì khi tập thể dục?

Tập thể dục giúp phòng ngừa biến chứng của bệnh đái tháo đường, đặc biệt là biến chứng tim mạch

Đừng để mất đôi chân vì đái tháo đường!

Bệnh thận đái tháo đường là gì?

Tiền đái tháo đường và nguy cơ ung thư

Gene di truyền và bệnh đái tháo đường type 2

Nhiều người nghĩ rằng tập thể dục là điều gì đó rất khó khăn, rất nặng nhọc. Tuy nhiên, thực tế là bạn có thể tập thể dục theo những cách hoàn toàn nhẹ nhàng và thú vị. Duy trì các hoạt động ngoài trời như đi bộ và làm vườn, tham gia các trò chơi ưa thích như đánh cầu lông, đá cầu… cũng là tập thể dục!

Tại sao tập thể dục quan trọng với người bệnh đái tháo đường?

Có hai lý do chính khiến người bệnh đái tháo đường nên duy trì tập thể dục thường xuyên, đó là:

- Tập thể dục giúp giảm cân;

- Tập thể dục tốt cho sức khỏe tim mạch, giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh đái tháo đường tại tim.

Tăng cường hoạt động thể chất cũng kích thích cơ bắp sử dụng đường glucose, từ đó làm giảm đường huyết. Tập thể dục thường xuyên cũng có thể giúp giảm lượng insulin cần thiết để kiểm soát đường trong máu bằng cách cải thiện hiệu của sử dụng insulin của cơ thể (tăng độ nhạy cảm insulin)

Tập thể dục thế nào tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường?

Người bệnh đái tháo đường cần có kế hoạch tập thể dục khác với người khỏe mạnh, bởi việc “áp” chế độ tập của người khỏe có thể gây phản tác dụng. Cần tập từ các động tác đơn giản, nhẹ nhàng và nâng dần mức độ lên. Mỗi người bệnh có mức tập tối đa khác nhau, miễn là cơ thể vẫn cảm thấy thoải mái thì không có vấn đề gì.

Một số chuyên gia cho rằng tập aerobic là tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường bởi nó làm tăng đáng kể nhịp tim và nhịp thở. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể chọn các bài tập cường độ thấp hơn (như bơi lội) hoặc cường độ cao hơn (như chạy bộ), tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe.

Theo khuyến cáo của Hội tim mạch Hoa Kỳ, mục tiêu tập luyện nên là:

-         Tập thể dục vừa phải 30 phút mỗi ngày, trong 5 ngày mỗi tuần.

-         Tập thể dục tăng cường cơ bắp mức độ vừa phải đến mức độ cao vào hai ngày còn lại trong tuần.

Việc tập thể dục còn liên quan đến nhiều yếu tố khác, chẳng hạn hạ đường huyết sau khi tập, thay đổi thuốc đái tháo đường, phòng ngừa các chấn thương bàn chân… Vì vậy, để đảm bảo an toàn, người bệnh đái tháo đường cần tham vấn ý kiến bác sỹ trước khi tập luyện.

Kim Chi H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp