Đái tháo đường có thể gây biến chứng về mắt như giảm thị lực, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể,...
Bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ có nên dùng thuốc?
Vẩy nến và mối liên quan với đái tháo đường type 2, béo phì
Điều trị đái tháo đường type 2 bằng phẫu thuật giảm cân
Tin vui cho hơn 20.000 người có nguy cơ mắc đái tháo đường tại Anh
Có nên nuốt đậu đen sống để trị đái tháo đường, tim mạch?
Tiến sỹ Anthony Komaroff - Tốt nghiệp Trường Y Harvard trả lời:
Chào bạn,
Cả 2 loại đái tháo đường phổ biến là type 1 (bắt đầu khi còn nhỏ) và type 2 (thường bắt đầu khi trưởng thành) có thể ảnh hưởng đến thị lực theo nhiều cách. Sau 20 năm mắc đái tháo đường, hầu hết mọi người đều có vấn đề về mắt. Nhưng nguy cơ này có thể được ngăn ngừa, hạn chế.
Bệnh đái tháo đường có thể làm tăng nguy cơ bị đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, đặc biệt nghiêm trọng nhất đó chính là bệnh võng mạc, nếu không được phát hiện sớm và điều trị tích cực, người bệnh có thể bị mất bị lực vĩnh viễn.
Biến chứng đái tháo đường có thể gây tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể và các bệnh lý võng mạc khác
Bệnh võng mạc do đái tháo đường xảy ra khi đường huyết tăng cao lâu dài dẫn đến tổn thương các mạch máu nhỏ trong võng mạc - là mô nhạy cảm với ánh sáng ở phía sau mắt, có chức năng truyền hình ảnh đến não. Các mạch máu bị hư hại sẽ làm cho dịch trong lòng mạch bị thoát ra ngoài gây phù nề, làm cản trở cho việc cung cấp máu. Khi bác sỹ nhìn vào mắt của bạn, họ sẽ thấy được các tổn thương do võng mạc đái tháo đường gây ra cho võng mạc.
Nếu chất dịch hoặc máu bị rò rỉ gần điểm vàng – bộ phận trung tâm của võng mạc giúp nhận biết màu sắc, độ sắc nét của hình ảnh – tầm nhìn sẽ bị hạn chế. Khi dịch rò rỉ vào trung tâm điểm vàng, nó có thể làm phù điểm vàng.
Khi mạch máu tổn thương bị chặn lại,võng mạc thiếu máu nuôi dưỡng nên sẽ tự sửa chữa bằng cách kích thích tăng sinh các mạch máu mới. Thật không may, những mạch máu mới rất mỏng manh, dễ vỡ gây xuất huyết làm đục dịch kính, tăng nhãn áp hoặc hình thành các vết sẹo lại võng mạc, gây bong võng mạc có thể dẫn đến mất thị lực đột ngột.
Khi các mạch máu mới bắt đầu xuất hiện, bạn sẽ phải nhanh chóng thực hiện phẫu thuật để ngăn ngừa bệnh tiến triển. Điều trị laser trung tâm sẽ cắt đứt các mạch máu đơn lẻ trong phù điểm vàng. Điều này làm chậm sự rò rỉ và giảm chất dịch xung quanh võng mạc. Điều trị laser phân tán thường được sử dụng cho các bệnh võng mạc sớm. Tia lase đốt cháy các cạnh bên ngoài của võng mạc làm ngăn ngừa sự phát triển của các mạch máu mới.
Một lớp thuốc mới được đưa ra gọi là thuốc kháng VEGF (vascular endothelia growth factor – yếu tố kích thích tăng sinh mạch máu mới) như bevacizumab, ranibizumab, pegaptanib…. gần đây thường được sử dụng cùng với điều trị tia laser cho hiện quả khá tốt.
Phẫu thuật hay sử dụng thuốc có thể khôi phục lại một phần của thị lực nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc bệnh đã được chữa trị hoàn toàn. Bởi căn nguyên gây ra bệnh là do đường huyết tăng cao kéo dài sinh ra nhiều “rác thải” gây viêm mạn tính mạch máu. Do đó, để phòng chống biến chứng triệt để, người bệnh cần được bổ sung thêm các chất chống oxy hóa giúp dọn dẹp nguồn “rác thải” này ra khỏi mắt. Song song đó, người bệnh vẫn cần kiểm soát đường huyết cẩn thận hơn và kiểm tra mắt định kỳ để phát hiện sớm dấu hiệu mắc bệnh.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Ngân Giang H+ (Theo AskDoctorK)
Mắt là bộ phận cấu tạo đặc biệt, bao gồm cả mô nước, mô mỡ, mô thần kinh, do đó cần có những chất chống oxy hóa hoạt động được trong tất cả các mô này và Alpha lipoic acid (ALA) chính là chất chống oxy hóa lý tưởng đó. Không những vậy, ALA còn giúp tăng khả năng hoạt động của các chất chống oxy hóa khác như vitamin A, E… Gần đây, nhiều nghiên cứu cho thấy, các dược liệu như Nhàu, Câu kỷ tử cũng mang lại tác dụng chống oxy hóa mạnh, Mạch môn có khả năng phục hồi chức năng tuyến tụy, giảm đề kháng insulin – nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường.
Bình luận của bạn