Video: "Giật mình" với tác hại của mỡ bụng!

Mỡ bụng đáng sợ tới mức nào?

Mẹo giảm mỡ bụng mọi phụ nữ nên biết

Muốn eo thon, bụng phẳng đừng bỏ qua loại sinh tố này

Cắt phăng 2 tảng mỡ bụng để giảm cân có nguy hiểm?

Mỡ bụng: Nguyên nhân vì đâu?

Điều gì  khiến mỡ bụng khác với những chất béo khác? Đầu tiên bạn cần biết rằng, có 2 loại chất béo ở vùng bụng, gồm chất béo ở dưới da (phần mà bạn có thể cấu véo) và chất béo nội tạng nằm sâu bên trong cơ thể nên bạn không thể cảm nhận hay chạm được vào.

Chất béo nội tạng còn được gọi là “chất béo độc hại" làm tăng nguy cơ mắc bệnh của bạn. Nó tiết ra cytokines – 1 loại protein ảnh hưởng đến quá trình sản xuất insulin, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Thậm chí cả khi bạn không bị thừa cân thì chất béo nội tạng cũng làm tăng các nguy cơ sức khỏe.

Mỡ nội tạng sẽ gây rối loạn chức năng gan, làm các tế bào gan bị tê liệt, không nhận biết được mức độ insulin và dẫn tới tăng huyết áp và đái tháo đường type 2. Quá nhiều chất béo nội tạng cũng làm tăng cholesterol trong máu vì chất béo sẽ tiết các hợp chất vào tĩnh mạch, kích thích gan sản xuất cholesterol. Chất béo dư thừa có thể xâm nhập vào gan và gây ra bệnh gan nhiễm mỡ không cồn. Hiện có khoảng 25% người Mỹ đang mắc bệnh gan nhiễm mỡ không cồn.

Để ước tính mỡ thừa nội tạng bạn có thể dùng thước dây, khi vòng eo trên 89cm ở nữ và trên 101cm ở nam thì có nghĩa là sức khỏe của bạn đang có vấn đề. Khi có tuổi, phụ nữ sẽ càng tích mỡ ở bụng (bao gồm mỡ ở cả hông và đùi) và khi bạn giảm cân thì vùng bụng sẽ giảm đầu tiên.

Hãy thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh gồm rau, protein nạc và chất béo lành mạnh, hạn chế tinh bột và cắt giảm lượng đường. Các bài tập cardio là cách giúp bạn đốt cháy mỡ thừa ở vùng bụng và có được vòng 2 lý tưởng.

Trần Lưu H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp