Mách bạn cách để giúp trí não luôn minh mẫn

Có một số cách để giúp trí não luôn minh mẫn và cải thiện tâm trạng của bạn.

Để não bộ luôn khỏe mạnh và minh mẫn khi về già

Minh mẫn hơn nhờ đi bộ, chạy bộ, vận động thể chất

7 dưỡng chất giúp não bộ trẻ trung và minh mẫn

12 cách hay để tâm trí luôn minh mẫn, sáng suốt

1. Nghe nhạc

Nghe nhạc không chỉ giúp bạn cảm thấy tỉnh táo hơn, mà còn có thể tăng cường trí nhớ và cải thiện tâm trạng của bạn. Điều này đặc biệt hiệu quả với âm nhạc mà bạn nghe lần đầu tiên.

2. Dành thời gian để kết bạn

Làm quen với những người bạn mới giúp tăng khả năng vận động của bộ não giống như đang chơi một trò chơi ô chữ. Hãy thử tham gia một cuộc trò chuyện cởi mở trong vòng 10 phút để lắng nghe quan điểm và đặt mình vào vị trí của người khác. Cách làm này giúp cải thiện trí nhớ ngắn hạn và khả năng tập trung của bạn.

3. Cười thật nhiều

Căng thẳng có thể làm cho bộ não sản sinh ra một hormone gọi là cortisol, khiến cho bạn khó khăn trong việc suy nghĩ. Theo thời gian, mức độ căng thẳng cường độ cao có thể gây cản trở với việc học tập và trí nhớ của bạn. Một tiếng cười vui vẻ, sảng khoái có thể giảm mức cortisol và sẽ hỗ trợ cho bộ não của bạn luôn khỏe mạnh.

Một nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ - Ảnh: blogsudo.com

Một nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ - Ảnh: blogsudo.com

4. Hòa mình vào thiên nhiên

Bạn chỉ cần nhìn ra ngoài cửa sổ, khung cảnh thiên nhiên có thể làm dịu và giảm bớt căng thẳng của bạn. Trí não của bạn được nghỉ ngơi hoặc khởi động lại để giúp bạn cảm thấy sáng tạo và giải quyết vấn đề tốt hơn.

5. Thử thay đổi thói quen

Sẽ thật nhàm chán nếu như hôm nào cũng ăn sáng và đi làm trên cùng quãng đường giống nhau. Chúng ta thường làm theo thói quen, tuy nhiên, một sự thay đổi sẽ giúp tăng khả năng tìm hiểu thông tin của bộ não. Hãy thử nấu một món ăn mới hoặc khám phá khu vực khác của thành phố.

6. Trở lại làm học sinh

Khi bạn học một kỹ năng hoặc một lĩnh vực mới, ví dụ học thêm ngoại ngữ, chơi đàn, ban đầu có thể khó khăn, nhưng đừng bỏ cuộc. Điều đó sẽ hỗ trợ tốt hơn cho bộ não của bạn.

7. Tập trung vào một việc trong thời gian nhất định

Nếu bạn có thể vừa nhắn tin, xem TV vừa lướt mạng xã hội, bộ não của bạn bị ảnh hưởng bởi nhiều luồng thông tin cùng một lúc. Điều này làm cho bạn khó tập trung, quản lý bộ nhớ và chuyển đổi dữ liệu kém hiệu quả hơn. Vì vậy, bạn nên dành sự tập trung hoàn toàn vào một việc nào đó trong thời gian nhất định.

8. Tập thể dục

Tập thể dục giúp làm tăng lưu lượng máu đến não của bạn. Bạn nên thử cố gắng vận động trong ít nhất 30 phút mỗi ngày.

Tăng lưu lượng máu đến não nhờ tập thể dục - Ảnh: genvita.vn

Tăng lưu lượng máu đến não nhờ tập thể dục - Ảnh: genvita.vn

9. Ngủ đủ giấc

Nếu bạn không ngủ đủ giấc, ngay cả một công việc đơn giản cũng có thể gây khó khăn cho bạn. Để bộ não luôn hoạt động hiệu quả, hãy ngủ từ đến 7 đến 9 tiếng mỗi đêm.

10. Chú ý chế độ dinh dưỡng

Bạn nạp vào càng nhiều calo, nguy cơ mất trí nhớ của bạn càng cao. Hãy bổ sung một số thực phẩm bao gồm trái cây, rau, các loại đậu, cá và dầu ô liu. Tham khảo bác sỹ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có được một kế hoạch phù hợp và hiệu quả.

11. Giảm thiểu những thói quen xấu

Hút thuốc lá và uống nhiều rượu có thể làm cho trí não của bạn hoạt động kém hiệu quả. Thuốc lá có chứa nhiều hóa chất độc hại, dẫn đến suy giảm tinh thần và có thể gây mất trí nhớ. Uống rượu quá say thực sự có thể thu nhỏ não của bạn, ảnh hưởng lớn đến khả năng suy nghĩ, học hỏi và ghi nhớ.

12. Chú ý đến sức khỏe tinh thần của bạn

Nếu có cảm giác bất lực, thường xuyên bi quan, mất tập trung và khó khăn hơn để đưa ra quyết định, bạn hãy trao đổi với bác sỹ để tìm ra phương pháp điều trị đúng.

 
Thu Phương
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kiến thức sống khỏe