Vụ trẻ tử vong sau tiêm vaccine: Kiểm điểm nữ hộ sinh, phạt hành chính y sĩ
Hàng nghìn trẻ phải hoãn tiêm vaccine sởi-rubella đợt 1
Học sinh nhập viện sau khi tiêm vaccine Sởi - Rubella
Hà Nội phát động chiến dịch tiêm chủng vaccine Sởi - Rubella
Nguy cơ tiềm ẩn của sữa tươi chưa tiệt trùng
Người phụ nữ trên là Jenny, 58 tuổi, sống tại Singapore. Một người bạn đã giới thiệu Jenny tới gặp một người được quảng cáo là “biết cách tiêm filler để nâng mũi” và thậm chí cô còn có thể trả góp. Vì vậy, Jenny đã để cho một người chưa qua đào tạo về y tế tiêm chất lạ vào mặt của cô.
Lần tiêm đầu tiên, người ta sử dụng chất làm đầy có tên Natural Face nhưng chất này nhanh chóng biến mất chỉ sau một tuần mà không hề đem đến hiệu quả “nâng mũi” như Jenny mong muốn. Lần tiêm thứ 2, “chuyên viên chăm sóc sắc đẹp” đã dùng một chiếc kim rất dài và bơm vào mũi cô Jenny chất làm đầy giống như lần trước mà không hề gây mê. Sau 3 tiếng kể từ lúc tiêm, Jenny cảm thấy đau rát và mũi của cô bị phồng rộp lên. Sau đó, Jenny tới gặp một bác sỹ đa khoa và được kê một số loại kháng sinh và nước sát khuẩn để làm vệ sinh chiếc mũi.
Bác sỹ Leslie cho biết sản phẩm kém chất lượng cùng với sự thiếu kỹ năng của người làm phẫu thuật đã khiến cho các mạch máu bên trong mũi bệnh nhân bị tắc. Điều này khiến da và mô mềm bị hoại tử, chỉ còn lại chiếc sụn mũi. Bác sỹ sau đó đã cắt bỏ phần bị hoại tử và nó để lại một lỗ hổng lớn trên chiếc mũi của Jenny.
Cô đã phải bỏ ra hơn 40.000 USD cho các đợt trị liệu này. Tuy nhiên, kể từ sau khi phẫu thuật, Jenny thường xuyên bị chảy nước mũi và nhức đầu, thậm chí còn bị trầm cảm vì sự cố này.
Thông qua vụ việc này, bác sỹ Leslie nhắn nhủ rằng các chị em nên cân nhắc trước khi làm phẫu thuật thẩm mỹ, bởi vì khi sự cố xảy ra sẽ rất khó để khắc phục hậu quả.
Bình luận của bạn