Phương pháp massage cho bà bầu an toàn và hiệu quả

Massage còn giúp thúc đẩy sự phát triển của thai nhi và gắn kết tình cảm của mẹ và bé ngay từ khi trong bụng rất hiệu quả.

Các bước massage giảm quầng thâm mắt

3 lợi ích của massage với bệnh nhân Parkinson

Trẻ hơn nhờ massage da mặt hàng ngày

Hướng dẫn cách massage giúp bé lớn nhanh, trí tuệ phát triển

Massage vùng đầu

Đây là cách tốt nhất để mẹ bầu giảm mọi căng thẳng, mệt mỏi khi mang thai. Cho hai bàn tay vào trong tóc, vuốt nhẹ các lọn tóc rồi dùng hai tay ôm đầu và ấn nhẹ từng vùng trên da đầu.

Massage mặt

Mẹ bầu nằm ngửa để toàn bộ cơ thể thả lòng. Sau đó chồng hãy đặt hai bàn tay lên vị trí giữa trán rồi dùng các ngón tay day nhẹ, sau đó vuốt ra ngoài, sang hai bên thái dương, hết vùng trán thì chuyển sang vùng má, cằm,… Tiếp theo, người chồng dùng các mặt của ngón tay vỗ nhẹ lên mặt theo hướng từ cằm lên trán, và ngược lại. Động tác massage cuối cùng trên vùng mặt là đặt hai tay đỡ cằm vợ rồi day nhẹ cũng giúp các cơ vùng mặt thư giãn.

Massage vai

Mẹ bầu hãy nằm ngửa, đầu gối cao, thả lỏng cơ thể. Sau đó chồng hãy đặt 2 tay lên vai massage thật nhẹ nhàng vùng vai lên xương cổ, vuốt nhẹ hai tay lên vùng vai. Động tác này có tác dụng giúp bạn được thư giãn và thoải mái hơn.

Massage bụng

Massage bụng giúp bạn cải thiện tuần hoàn máu, thư giãn, giảm đau và giúp kết nối với em bé tốt hơn. Với động tác này bạn hãy hướng dẫn ông xã của mình thực hiện theo cách: Chậm rãi di chuyển bàn tay theo vòng tròn từ hai bên rìa bụng vào đến trung tâm bụng, rồi từ từ di chuyển đến xương mu, phần bẹn, sau đó lại di chuyển ngược lại đến trung tâm của bụng. Nhớ không được dùng lực mạnh ở phần bụng hay phần bẹn sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi. Để tăng hiệu quả thư giãn, bạn nên kết hợp hít thở chậm rãi, tưởng tượng như bạn đang vuốt ve em bé và bé đang thở cùng nhịp với bạn.

Massage lưng

Với vị trí này bạn chỉ cần hướng dẫn chồng bạn với những thao tác đơn giản: Bạn hãy nằm nghiêng người, bắt đầu từ gáy rồi từ từ xoa bóp nhẹ nhàng xuống hông, dọc cơ thể, sau đó lan sang bên sườn. Dùng hai tay ấn nhẹ nhàng và kéo giãn các cơ trên vùng lưng. Dùng ngón tay cái và phần trên của lòng bàn tay nhấn và xoa bóp nhẹ nhàng vùng lưng. Động tác massage này giúp giảm hiệu quả chứng đau lưng và giúp máu lưu thông tốt hơn trong cơ thể.

Massage chân

Bước massage chân khi chăm sóc bà bầu này nên sử dụng cả hai bàn tay, massage phần tiếp giáp với đất nhiều nhất ở bàn chân. Xoay thành những vòng tròn nhỏ, nhẹ nhàng xoa bóp phần này bằng các ngón tay. Massage tương tự với gan bàn chân và gót chân, trải dài lòng bàn chân. Khi sử dụng ngón tay cái, hãy để tay chạm các ngón chân và nhẹ nhàng xoay vòng, xoa nhẹ nhàng. Massage nhẹ nhàng là cách giúp cho mẹ và bé thư giãn và có 1 giấc ngủ sâu hơn. 

Lưu ý gì khi massage cho mẹ bầu

-       Khi massage cần chú ý tư thế nằm, cường độ massage và đặc biệt chú ý khi massage vùng bụng để không ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.

- Các động tác massage phải nhẹ nhàng, tuyệt đối không xoa bóp, ấn mạnh vào tất cả các vùng cơ trên cơ thể. Xoa bóp mô sâu không bao giờ được thực hiện cho phụ nữ có thai.

-       Bắt đầu massage từ quý hai của thai kỳ, không massage trong 3 tháng đầu có thể tác động xấu tới quá trình làm tổ của thai nhi.

-       Thời gian massage cho mỗi lần chỉ nên từ 15 – 20 phút và thay đổi tư thế.

-       Khi massage mẹ bầu nên lựa chọn những loại tinh dầu an toàn cho cả mẹ và bé để tránh ảnh hưởng đến sự phát của thai nhi

-       Mẹ không nên sử dụng tinh dầu khi massage vì có khá nhiều loại tinh dầu có ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của bé.

-       Khi massage mẹ bầu có những biểu hiện như buồn nôn, khó chịu…thì hãy dừng ngay lại không nên tiếp tục massage.

-       Đối với những mẹ có tiền sử sảy thai, sinh non, huyết áp cao/ thấp, tiền sản giật, nhau bong non thì không nên sử dụng phương pháp massage.

Khánh Hương H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp