- Chuyên đề:
- Kinh nghiệm nuôi con
Trẻ nhỏ nên được tập thói quen đánh răng từ sớm và có ý thức chăm sóc răng miệng hàng ngày
Biện pháp khắc phục tình trạng hôi miệng lâu năm
Bất ngờ với những lợi ích của chỉ nha khoa
Cách bảo quản và vệ sinh bàn chải đánh răng
Infographic: Những điều cần biết khi chăm sóc răng miệng cho trẻ nhỏ
Chăm sóc răng miệng từ sớm
Răng sữa có vai trò định hình, giữ vị trí để răng vĩnh viễn mọc lên. Vì vậy, ngay từ khi mới mọc răng, trẻ đã cần được chăm sóc răng miệng đúng cách để có hàm răng khỏe mạnh, giảm nguy cơ sâu răng. Thói quen này cũng giúp trẻ tự giác vệ sinh răng miệng sau này.
Chọn bàn chải kích cỡ nhỏ
Bàn chải đánh răng là dụng cụ không thể thiếu trong chu trình chăm sóc răng hàng ngày. Hầu hết các loại bàn chải đều có ghi nhãn và thiết kế theo từng độ tuổi.
Cha mẹ cũng nên ưu tiên chọn cho trẻ những chiếc bàn chải có phần đầu nhỏ, dễ vệ sinh những chiếc răng hàm ở sâu bên trong. Ngay cả trẻ tuổi "teen" cũng nên dùng bàn chải nhỏ hơn của người lớn.
Ngoài ra, trẻ nhỏ chưa có tính kiên nhẫn rất dễ đánh răng vội vàng. Khi đó, cha mẹ có thể chuẩn bị cho trẻ đồng hồ bấm giờ, hoặc một chiếc bàn chải bằng điện có chức năng hẹn giờ. Bàn chải bằng điện cũng làm sạch mảng bám tốt hơn bàn chải thông thường.
Chọn kem đánh răng phù hợp với trẻ
Kem đánh răng không chỉ có nhiệm vụ giúp giữ hơi thở thơm tho, mà còn làm sạch mảng bám và ngăn ngừa sâu răng. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ, cha mẹ nên chọn kem đánh răng có ít hoạt chất, hương vị dễ chịu với trẻ.
Hầu hết các chuyên gia nha khoa đều tin rằng, fluoride là thành phần có lợi với sức khỏe răng miệng của trẻ. Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ khuyến cáo dùng kem đánh răng có chứa fluoride cho trẻ ngay khi chiếc răng sữa đầu tiên nhú lên.
Theo cơ quan này, trẻ dưới 3 tuổi chỉ cần dùng một vệt kem nhỏ trên bàn chải. Trẻ từ 3 tuổi trở lên có thể dùng một lượng kem đánh răng bằng hạt đậu. Ngay cả khi trẻ nuốt phải bọt kem đánh răng, lượng fluoride này cũng vẫn ở mức an toàn. Cha mẹ vẫn cần theo dõi, giám sát trẻ dưới 6 tuổi đánh răng, không để trẻ nuốt phải kem.
Dùng chỉ nha khoa từ sớm
Thói quen dùng chỉ nha khoa quan trọng với răng miệng của trẻ không khác gì người trưởng thành. Chỉ nha khoa giúp loại bỏ mảng bám thức ăn và vi khuẩn ẩn nấp giữa các kẽ răng. Ngay cả khi trẻ còn đang phát triển, giữa răng có nhiều khoảng trống, chỉ nha khoa vẫn là công cụ vệ sinh bề mặt răng hiệu quả.
Nếu trẻ chưa biết dùng chỉ nha khoa dạng cuộn, cha mẹ có thể chọn các loại tăm chỉ có hình dáng, màu sắc thân thiện với trẻ. Trẻ lớn có thể dùng máy tăm nước.
Nước súc miệng
Trẻ dưới 6 tuổi được khuyến cáo không sử dụng nước súc miệng. Nguyên nhân là trẻ chưa có phản xạ súc và nhổ như anh chị lớn. Nước súc miệng cũng thường có vị bạc hà the cay mà trẻ không hề yêu thích. Trẻ trên 6 tuổi, biết súc miệng có thể sử dụng sản phẩm có hương vị dễ chịu (trái cây, hoa quả).
Quá trình chăm sóc răng miệng theo độ tuổi
Mỗi giai đoạn phát triển của trẻ có cách chăm sóc răng miệng phù hợp theo từng độ tuổi. Áp dụng quy tắc chăm sóc răng miệng đúng kỹ thuật từ sớm giúp trẻ hình thành thói quen tốt sau này:
- Đánh răng trong tối thiểu 2 phút, 2 lần mỗi ngày.
- Chỉ dùng bàn chải lông mềm; Bàn chải cần đủ nhỏ để vệ sinh tất cả các răng trong miệng một cách thoải mái.
- Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng và bề mặt răng.
- Dùng nước súc miệng khi trẻ trên 6 tuổi, biết súc và nhổ.
- Cho trẻ tham gia vào quá trình lựa chọn hương vị kem đánh răng, bàn chải đánh răng. Chu trình vệ sinh răng miệng nên diễn ra thoải mái, vui vẻ để trẻ hào hứng, tự giác duy trì.
Với trẻ dưới 1 tuổi, cha mẹ nên dùng khăn sạch, hoặc bàn chải xỏ ngón để vệ sinh nướu lợi cho bé sau mỗi bữa ăn. Với trẻ 1-3 tuổi có thói quen cắn bàn chải, cha mẹ, người lớn cần giúp bé đánh răng mỗi ngày.
Trẻ từ 3-6 tuổi bắt đầu có thể tự mình vệ sinh răng miệng. Đây là độ tuổi răng sữa đã mọc đầy đủ, nên cha mẹ cần quan tâm đến việc vệ sinh kẽ răng với chỉ nha khoa, tránh nguy cơ sâu răng.
Trẻ từ 6-12 tuổi có thể dùng bàn chải lớn hơn, nhưng không nên dùng bàn chải cỡ người lớn. Quá trình thay răng sữa diễn ra, nên việc dùng chỉ nha khoa là vô cùng quan trọng.
Trẻ từ 12 tuổi trở lên đã hoàn toàn tự chủ với việc chăm sóc răng miệng. Cha mẹ chỉ nên nhắc nhở, khuyến khích trẻ duy trì thói quen tốt, không cần giám sát như độ tuổi trước. Trẻ nên hạn chế ăn thực phẩm, đồ uống chứa nhiều đường để bảo vệ răng.
Bình luận của bạn