Sau khi điều trị cục máu đông có nên tập thể dục?

Tập thể dục đúng cách giúp dự phòng cục máu đông hình thành

3 biện pháp hỗ trợ phòng ngừa cục máu đông

Bông cải xanh chứa hợp chất có thể phòng ngừa cục máu đông

Nỗi đe dọa mang tên cục máu đông trong não

Nguy cơ đông máu khi dùng thuốc tránh thai ở phụ nữ béo phì

Cục máu đông nguy hiểm ra sao?

Cục máu đông hình thành giúp cầm máu khi cơ thể bị thương. Tuy nhiên, chúng cũng gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe khi xuất hiện ở trong thành mạch máu ở tim, não, phổi, bụng, tay chân, gây thuyên tắc tĩnh mạch do huyết khối.

Có 2 trường hợp huyết khối tĩnh mạch thường gặp gồm:

- Huyết khối tĩnh mạch sâu: Cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch chính ở chân hoặc ít phổ biến hơn là ở cánh tay, xương chậu hoặc các tĩnh mạch lớn khác trong cơ thể.

- Thuyên tắc phổi: Cục máu đông trong tĩnh mạch có thể tách ra khỏi điểm xuất phát của nó và di chuyển qua tim đến phổi, khiến máu không thể lưu thông dễ dàng.

Những đối tượng có nguy cơ cao gặp huyết khối tĩnh mạch gồm:

Ngồi quá lâu khi di chuyển như ngồi trên xe ô tô, máy bay có thể gây nên tình trạng huyết khối

Ngồi quá lâu khi di chuyển như ngồi trên xe ô tô, máy bay có thể gây nên tình trạng huyết khối

- Người bất động trong thời gian dài: Do phải nằm viện, di chuyển khi du lịch, ngồi liên tục trên 8 tiếng đồng hồ…

- Phẫu thuật hoặc chấn thương: Phẫu thuật chỉnh hình thường đi kèm biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu, đặc biệt trong các ca thay khớp lớn. Khi bị chấn thương gãy xương, rách cơ bắp… cơ thể cũng buộc phải hình thành cục máu đông để chữa lành, đôi khi gây rối loạn đông máu và gây ra huyết khối.

- Do tăng estrogen do dùng thuốc tránh thai, mang thai và trong giai đoạn hậu sản.

- Do một số bệnh lý như ung thư, các bệnh viêm mạn tính.

- Do lối sống và di truyền: Trong gia đình có người có tiền sử đông máu làm tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu. Người trên 60 tuổi, hút thuốc lá, béo phì, lười vận động… cũng đối mặt với nguy cơ hình thành cục máu đông cao.

Vận động thế nào sau khi điều trị huyết khối?

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, cục máu đông có thể là nguyên nhân dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ não. May thay, y học hiện đại có nhiều giải pháp kiểm soát biến chứng này từ sớm. Người bị huyết khối tĩnh mạch sâu nếu được chẩn đoán sớm có thể dùng thuốc chống đông máu hoặc phẫu thuật để loại bỏ cục máu đông.

Vận động với cường độ phù hợp giúp tăng lưu thông máu, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông

Vận động với cường độ phù hợp giúp tăng lưu thông máu, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông

Theo chuyên gia vật lý trị liệu Ellen Hillegass – Đại học South College (Mỹ), lối sống ít vận động là nguyên nhân gây ra cục máu đông. Sau quá trình điều trị, lời khuyên của bác sĩ là bạn nên duy trì, hoặc bắt đầu thói quen tập thể dục. Tuy nhiên, bạn cần tránh vận động cường độ mạnh trong vòng 1 tuần đầu tiên sau điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu và trong vòng 2 tuần sau điều trị thuyên tắc phổi.

Sau giai đoạn phục hồi nói trên, bất cứ hoạt động thể chất nào đều đem lại lợi ích với sức khỏe và hệ tuần hoàn. Trong đó, bạn nên tìm đến các bài tập aerobic làm tăng nhịp tim phổi như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi... mà bác sĩ cho phép. Thời gian đầu, cần làm quen dần với chế độ tập luyện và từ từ tăng thời lượng tập khi sức khỏe cải thiện.

BS. Geoffrey Barnes - chuyên gia tim mạch tại Đại học Michigan khuyến cáo, bạn nên tránh các bộ môn có nguy cơ chấn thương, chảy máu cao. Đa số người bệnh được kê đơn thuốc chống đông máu để ngăn ngừa nguy cơ hình thành cục máu đông. Tác dụng phụ là cơ thể sẽ dễ bị bầm tím, chảy máu trong hơn. Vì thế, BS. Barnes khuyên người đang phục hồi sau điều trị huyết khối nên tránh tập võ thuật tổng hợp, kickboxing, trượt ván…

Tất y khoa giúp giảm nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu

Tất y khoa giúp giảm nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu

Ngoài tập thể dục, hàng ngày, người mới bị bệnh huyết khối nên tích cực di chuyển và vận động bằng các động tác giãn cơ nhẹ nhàng. Biện pháp này đặc biệt hữu hiệu khi bạn phải ngồi lâu khi tham dự các cuộc họp hoặc khi đi tàu xe. Nếu có thể rời khỏi chỗ ngồi, bạn hãy đứng dậy, duỗi chân hoặc đi bộ vài bước.

Để quá trình tập thể dục và phục hồi diễn ra dễ dàng hơn, chuyên gia Hillegass gợi ý bạn sử dụng các loại tất y khoa có khả năng bó chặt cơ bắp, thúc đẩy lưu thông máu, giảm sưng đau chân.

Khi tập, cần đề phòng dấu hiệu thở nông, khó thở. Đây có thể là biểu hiện cục máu đông chưa tan hết mà gây ra các mô sẹo trong các mạch máu ở phổi. Người bệnh cần tái khám định kỳ sau khi điều trị bệnh huyết khối để kiểm tra mức độ phục hồi. 

 
Quỳnh Trang (Theo US News)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch