Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa mưa lũ

Nước lũ dâng cao làm tăng nguy cơ mất an toàn thực phẩm

Truyền thông cảnh tỉnh đi cùng xử lý nghiêm trong bảo đảm ATTP

Lưu ý các biện pháp bảo vệ sức khỏe mùa mưa bão

Bộ Y tế ra công văn về đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường mùa mưa lũ

Infographic: Biện pháp rửa tay khi thiếu nước sạch và xà phòng

Khuyến cáo của Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa có công văn về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 gửi Sở Y tế và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh phía Bắc đang chịu ảnh hưởng nặng nề của bão và mưa lũ. 

Theo Cục An toàn thực phẩm, đợt mưa lũ lớn hiện nay gây ngập úng trên diện rộng, sạt lở đất gây chia cắt. Các cơ quan chức năng cần có phương án đảm bảo cung cấp lương thực, thực phẩm, nước uống cho người. Cục khuyến khích người dân sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, ăn ngay như: Lương khô, mì gói, nước uống đóng chai...

Lũ sông Thao lên cao gây chia cắt nhiều hộ gia đình ở TP Yên Bái, lực lượng cứu hộ tiếp tế lương thực cho người dân ở phường Yên Ninh - Ảnh: TTXVN

Lũ sông Thao lên cao gây chia cắt nhiều hộ gia đình ở TP Yên Bái, lực lượng cứu hộ tiếp tế lương thực cho người dân ở phường Yên Ninh - Ảnh: TTXVN

Người dân ở khu vực bị ngập lụt, ảnh hưởng của mưa lũ tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm. Trường hợp các nguồn cấp nước như giếng khoan, giếng khơi bị ngập úng thì phải được lọc và khử trùng trước khi sử dụng.

Cục An toàn thực phẩm cũng đề nghị cơ quan chức năng của Trung ương và địa phương kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm đối với các loại lương thực, thực phẩm, nước uống do các tổ chức, cá nhân hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt. Không để các sản phẩm bị hỏng, mốc, dập vỡ, hết hạn sử dụng... đến tay người dân. 

Biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm trong điều kiện bão lũ

Do ảnh hưởng của bão số 3 kết hợp lũ lớn từ thượng nguồn đổ về, mực nước các sông ở miền Bắc lên mức báo động, gây ngập lụt, sạt lở tại nhiều địa phương. Ở hạ lưu sông Hồng, nước lũ lên cao ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng nghìn hộ dân, trong đó có khu vực ngoại thành và ngoài đê nội thành Hà Nội.

Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội khuyến cáo, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng tuyệt đối không sử dụng thực phẩm bị ngâm trong nước, bị ôi thiu, mốc hỏng; Tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm, thủy sản chết bệnh, chết không rõ nguyên nhân để làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm.

Các gia đình cũng cần chú ý thực hiện “ăn chín, uống sôi”. Tất cả đồ ăn, thức uống cần đun sôi trước khi ăn uống; Rửa tay sạch trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh. Bảo quản tốt thực phẩm đã chế biến, phòng, chống côn trùng, động vật gây bệnh và ruồi, nhặng xâm nhập. Cố gắng nấu ăn gọn từng bữa, không để thức ăn lưu cữu. 

Người dân cần kiểm tra nhiệt độ tủ lạnh và thực phẩm trong trường hợp mất điện, không nên tiếc của

Người dân cần kiểm tra nhiệt độ tủ lạnh và thực phẩm trong trường hợp mất điện, không nên tiếc của

Trong điều kiện ngập lụt và mất điện, các thiết bị tủ lạnh, tủ đông không hoạt động, người dân cần tận dụng thực phẩm phù hợp. Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật Mỹ, tủ lạnh đóng kín có thể giữ lạnh khoảng 4 giờ sau khi mất điện. Sau khung giờ này, bạn cần vứt bỏ thực phẩm lạnh như thịt sống, trứng, cá, sữa, đồ ăn dư thừa từ những ngày trước.

Tủ đông có thể bảo quản an toàn lên tới 48 tiếng (nếu chất đầy hoàn toàn) và 24 tiếng (nếu chỉ đầy một nửa). Ngoài ra, không nên giữ lại bất cứ thực phẩm nào có màu, mùi, kết cấu lạ. Không nếm thử thực phẩm - ngay cả thực phẩm trông hoặc có mùi an toàn cũng tiềm ẩn nguy hiểm.

Nếu gia đình có nhiệt kế, chỉ sử dụng thực phẩm đông lạnh nếu nhiệt độ dưới 4 độ C. Từ 4 độ C trở lên, những vi khuẩn mắt thường không nhìn thấy có thể sinh sôi nhanh chóng trong thực phẩm, làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Sau khi nước lũ rút, người dân cần đảm bảo vệ sinh, khử trùng tất cả các bề mặt và thiết bị đã tiếp xúc với nước lũ theo quy trình 4 bước: Rửa với nước nóng và xà phòng; Xả sạch với nước sạch; Khử trùng với thuốc tẩy; Để khô tự nhiên.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp