Vi khuẩn, virus và các độc tố có trong thực phẩm là những nguyên nhân có thể gây ra ngộ độc
8 cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm chị em cần biết
Phòng tránh ngộ độc thực phẩm và dịch cúm gia cầm
Không xảy ra ngộ độc thực phẩm trong kỳ nghỉ lễ
Những lưu ý để không ngộ độc khi đi du lịch
1. Gừng
Gừng không chỉ giúp điều trị các vấn đề tiêu hóa mà còn có tác dụng cho những trường hợp bị nhiễm độc thực phẩm. Dùng một tách trà gừng sau khi ăn trưa hoặc ăn tối sẽ ngăn chặn chứng ợ nóng, buồn nôn và các triệu chứng khác liên quan đến ngộ độc thực phẩm. Để làm trà gừng, đun sôi một muỗng cà phê gừng nạo với một ly nước trong một vài phút, thêm đường hoặc mật ong tùy theo khẩu vị.
2. Giấm rượu táo
Giấm rượu táo giúp giảm bớt các triệu chứng ngộ độc thực phẩm nhờ tác dụng làm dịu niêm mạc và tiêu diệt các vi khuẩn trong đường tiêu hóa. Bạn chỉ cần hòa 2 muỗng canh giấm rượu táo trong một cốc nước nóng và uống trực tiếp trước khi ăn.
3. Ăn sữa chua kèm với hạt cỏ cà ri
Sữa chua có tính kháng khuẩn giúp chống lại các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Thêm nữa, việc kết hợp ăn kèm sữa chua với hạt cỏ cà ri sẽ giúp điều trị triệu chứng đau bụng, buồn nôn và nôn do ngộ độc.
4. Chanh
Đặc tính kháng khuẩn, kháng virus và chống viêm trong chanh giúp tiêu diệt vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Bạn chỉ cần thêm một chút đường vào một muỗng cà phê nước cốt chanh và uống từ 2 - 3 lần mỗi ngày. Ngoài ra, pha loãng nước cốt chanh với nước ấm sẽ có tác dụng làm sạch hệ thống đường ruột của bạn.
Đặc tính kháng khuẩn, kháng virus và chống viêm trong chanh giúp tiêu diệt vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm
5. Húng quế
Húng quế là một loại thảo dược tuyệt vời giúp làm dịu sự khó chịu ở bụng do ngộ độc thực phẩm. Song song đó, tính chất kháng khuẩn của húng quế giúp chống lại các vi sinh vật gây hại. Nhỏ một vài giọt tinh dầu húng quế trong ly nước ấm, uống 4 lần mỗi ngày để tiêu diệt vi khuẩn gây ra đau dạ dày.
6. Nhai tỏi
Tỏi có hiệu quả cực mạnh trong việc chống ngộ độc thực phẩm do virus, vi khuẩn và nấm. Nó cũng làm giảm các triệu chứng như tiêu chảy và đau bụng.
7. Ăn chuối
Chuối giàu kali giúp bổ sung kali bị cạn kiệt trong cơ thể do nôn mửa và tiêu chảy.
8. Hạt thì là
Hạt thì là giúp giảm bớt sự khó chịu ở bụng và viêm dạ dày do ngộ độc thực phẩm. Bạn có thể đun sôi một thìa cà phê hạt thì là trong một cốc nước. Thêm một muỗng cà phê nước ép rau mùi và một ít muối. Uống 2 lần/ngày.
9. Trà thảo dược
Dùng trà thảo dược, chẳng hạn như trà bạc hà sẽ làm dịu hệ thống tiêu hóa và làm giảm tình trạng co thắt dạ dày. Nếu bạn đang bị buồn nôn, hãy thử trà cam thảo, trà hoa cúc, các chất chống viêm trong các loại trả này sẽ làm dịu dạ dày của bạn cũng như giúp giảm các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm.
10. Mật ong
Mật ong có đặc tính kháng nấm và kháng khuẩn rất có hiệu quả trong điều trị chứng khó tiêu và các triệu chứng ngộ độc thực phẩm khác. Mật ong là một phương thuốc tự nhiên có thể sử dụng ở dạng nguyên chất hoặc cho thêm vào trà. Bạn có thể dùng một muỗng cà phê mật ong 3 lần mỗi ngày để chữa bệnh đau dạ dày. Bên cạnh đó, nó cũng kiểm soát sự hình thành các acid dư thừa trong dạ dày.
Bình luận của bạn