Nhiều bệnh có thể được lây truyền qua bàn chân khi bạn thường xuyên đi chân đất
Tại sao nên cho trẻ đi chân đất?
Tại sao trẻ Nhật được khuyến khích đi chân đất?
Uống phải rượu giả: Kẻ mất mạng, người mù mắt, di chứng tổn thương não
Những điều cần lưu ý khi đi chùa đầu năm
1. Bệnh ấu trùng di chuyển ở da
PGS. Eric Brown - Nhà Dịch tễ học, Trưởng Khoa Khoa học Môi trường và Con người tại Trường Đại học Y tế Công cộng (Mỹ) cho biết: "Đây là một bệnh nhiễm ký sinh trùng gây ra bởi các giai đoạn ấu trùng của giun mèo hoặc chó". Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng chủ yếu tập trung ở những nơi người dân có vệ sinh kém và thường được lây nhiễm do người bệnh đi chân đất (trần) trên cát hoặc đất, nơi chó mèo bị nhiễm giun đã đi vệ sinh.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh ấu trùng di chuyển trên da bao gồm: Ngứa, sưng tấy da, tạo thành các đường ngoằn nghèo di chuyển chậm dưới da và thường gây đau khi đi bộ. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, hầu hết các trường hợp mắc bệnh ấu trùng di chuyển ở da đều tự khỏi, tuy nhiên việc điều trị bằng albendazole có thể giúp bệnh khỏi nhanh hơn.
2. Nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA)
Nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin là bệnh được gây ra bởi vi khuẩn tụ cầu vàng có khả năng đề kháng với nhiều loại kháng sinh. Bệnh có thể được lây nhiễm thông qua các vết thương nhỏ trên bàn chân khi bạn đi bộ với bàn chân trần xung quanh phòng tập thể dục hoặc phòng thay đồ.
Khi bị mắc bệnh nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin, người bệnh sẽ có các triệu chứng là những vết tổn thương nhỏ trên da trở nên đỏ, kích ứng, sưng, nóng, đau đớn hoặc biến thành mụn nhọt mưng mủ. Để điều trị bệnh này, bác sỹ sẽ phải sử dụng một số loại kháng sinh có thể giết chết tụ cầu vàng kháng methicilin, thậm chí những trường hợp nặng có thể cần phải thực hiện phẫu thuật để giảm áp xe, do đó, người bệnh không nên tự ý điều trị bệnh này tại nhà.
3. Nhiễm nấm
Bệnh nhiễm nấm móng hoặc da chân hay còn gọi chung là nhiễm nấm chân nếu không được điều trị có thể khiến da bàn chân bị tổn thương, biến dạng và gây mất thẩm mỹ. Nấm thường phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt, do đó một người có thể dễ dàng bị nhiễm nấm khi đi chân đất trên môi trường có chúng như: Phòng tập thể dục công cộng, bể bơi, spa hay ký túc xá đại học...
Các triệu chứng thường gặp khi bị nấm móng là: Móng chân trở nên dày hơn, màu trắng hoặc vàng nâu, giòn, có nhiều nếp nhăn, méo mó, mủn và có mùi hôi.... Đối với bệnh nấm da chân, người bệnh sẽ thấy da chân nổi ban đỏ, ngứa và đôi khi hình thành các vết loét trên da... Để điều trị bệnh nấm chân bạn có thể sử dụng các loại kem bôi không theo toa được bán ở hầu hết các hiệu thuốc. Và đa số các loại kem này đều đáp ứng tốt, nhưng tỷ lệ thành công đối với bệnh nấm móng chân chỉ là khoảng 15%, sau đó bạn sẽ cần sử dụng thêm các loại thuốc uống. Mặc dù vậy, các loại thuốc này lại có thể gây ra tác dụng phụ làm tổn thương gan nếu được dùng trong thời gian dài.
4. Bệnh tungiasis
Bệnh tungiasis là bệnh gây ra do một loại bọ chét sống ký sinh trùng dưới da có tên là Tunga. Loại ký sinh này chủ yếu lây nhiễm vào cơ thể qua gan bàn chân, các kẽ ngón chân, vết thương chưa lành trên bàn chân và gây nhiễm trùng, thậm chí hoại tử. Bệnh tungiasis thường xảy ra ở những khu vực nghèo trên thế giới bao gồm: Trung và Nam Mỹ, Caribê và Châu Phi.
Triệu chứng của bệnh tungiasis là ngứa da, kích ứng, viêm da, loét, tổn thương và đau khi đi bộ. Để điều trị căn bệnh này, các bác sỹ sẽ phải thực hiện phẫu thuật để loại bỏ những con bọ chét sống ký sinh và sử dụng dimeticone để điều trị tại chỗ. Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo mọi người trong những khu vực nguy hiểm nên sử dụng thuốc chống côn trùng để phòng ngừa căn bệnh này.
Bình luận của bạn