Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày
'Bật mí' về bữa sáng tốt nhất cho trẻ
Xôi cá rô đồng cho bữa sáng
8 thực phẩm tốt nhất cho bữa sáng lành mạnh và đủ dinh dưỡng
Chế biến bữa sáng "tốc hành"
Bữa sáng no tốt cho người tiểu đường
1. Bữa sáng không góp phần giảm cân
Một nghiên cứu mới đây được đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng của Mỹ chỉ ra rằng dù bạn có ăn sáng hay không cũng không làm cân nặng giảm đi chút nào.
Nghiên cứu do Emily Dhurandhar, trợ lý Giáo sư thuộc khoa Y tế đại học Alabama Birmingham (Anh) đúng đầu. Họ chọn lấy 300 người trong độ tuổi từ 20-65 bị thừa cân béo phì nhưng sức khỏe vẫn đảm bảo để tiến hành theo dõi. Số người đó được chia thành hai nhóm. Một nhóm gồm những người vẫn ăn bữa sáng như bình thường và một nhóm không ăn gì.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng cả những người ăn sáng đều đặn và những người bỏ bữa sáng đều không tăng cân trong 16 tuần theo dõi.
Emily Dhurandhar cho biết: "Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bữa sáng không phải là chìa khóa chính trong việc giảm cân, điều này có thể thực hiện thông qua chế độ dinh dưỡng hợp lý theo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng".
Bỏ bữa sáng không giúp bạn giảm cân
2. Ngũ cốc ăn liền không có lợi cho sức khỏe
Một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng ngũ cốc nguyên hạt có ít cholesterol (các chất xơ hòa tan ngăn chặn việc tái hấp thu các chất ở trong ruột) khiến việc tiêu hóa chậm, có thể giúp cải thiện chức năng của ruột (hàm lượng chất xơ cao giúp làm mềm phân và thúc đẩy lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn).
Peter Williams, giáo sư danh dự tại trường đại học Wollongong ở Australia cho biết, yến mạch trộn cùng với lúa mạch tạo ra món ăn rất tốt cho mắt, còn cám lúa mì là thức ăn bổ dưỡng với những ai mắc bệnh đường ruột. Tuy nhiên, trong ngũ cốc ăn liền có hàm lượng đường khá cao, không nên lạm dụng loại đồ ăn này cho dù nó rất tiện lợi.
Ngũ cốc ăn liền không có lợi cho sức khỏe
3. Ăn sáng là cách để nạp năng lượng cho cả ngày hoạt động
Nghiên cứu của trường Đại học Bath (Anh) trong vòng 6 tuần chỉ ra rằng những người dành thời gian ăn sáng có đủ năng lượng cho các hoạt động so với những ai nhịn đói cho đến tận trưa.
“Nếu chỉ làm những việc nhà đơn giản thì hẳn bạn sẽ chẳng nhận ra được tầm quan trọng của năng lượng và bạn vẫn bỏ qua bữa sáng. Tuy nhiên, với cường độ làm việc cao hơn, bạn chắc chắn phải cần đến bữa sáng để nạp đủ nhiên liệu cho mọi hoạt động và có sức thể hiện tốt nhất khả năng của mình”, ông James Betts, tác giả nghiên cứu, cho biết.
Ăn sáng sẽ giúp bạn tràn đầy sức sống
Dù sao thì, nếu ăn bữa sáng, chắc chắn trông bạn sẽ khỏe mạnh và đầy sức sống hơn.
4. Ăn sáng giúp điều chỉnh lượng đường, giảm nguy cơ mắc tim mạch, tiểu đường
Ăn sáng sẽ sản sinh hóa chất giúp não hoạt động tốt và ổn định lượng đường trong suốt cả ngày, giảm lượng calorie vào bữa trưa.
Nghiên cứu của trường đại học Missouri, Mỹ cho thấy bữa sáng giàu chất đạm sẽ tăng lượng chất dopamine, cải thiện hoạt động của não và các xung điều hòa. Dopamine giúp giảm cảm giác thèm ăn.
Nghiên cứu của đại học Bath chỉ ra rằng, không chắc bữa sáng giúp giảm lượng calo trong mỗi bữa, nhưng nó góp phần điều chỉnh lượng đường trong bữa trưa và bữa tối.
Ông Betts cho biết: "Lượng đường thay đổi thường xuyên chứng tỏ một chế độ ăn nghèo dinh dưỡng và sự trao đổi chất trong cơ thể đang diễn ra không ổn định. Và bệnh viêm mãn tính có sẵn trong cơ thể khi tiếp xúc với lượng đường dư thừa sẽ dẫn đến các vấn đề về tim mạch và tiểu đường".
5. Bữa ăn sáng là bữa quan trọng nhất trong ngày
Bắt đầu ngày làm việc hiệu quả bằng cách ăn bữa sáng
Ăn đầy đủ sau khi thức dậy mỗi sáng có lợi hơn rất nhiều so với việc ăn suốt cả ngày.
Bữa sáng khởi đầu một ngày mới giúp bạn có một chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng trong cả một ngày.
Nên ăn các thực phẩm giàu năng lượng như hoa quả, ngũ cốc, sữa, trứng, cá... trong bữa sáng. Nếu bạn hay phải làm việc xuyên đêm, với dạ dày bạn quá nhạy cảm, bạn nên ăn một quả chuối hay ngũ cốc với bánh mì bơ hoặc mật ong.
Đặc biệt, đừng quên uống một ly nước trước khi ăn bất cứ thứ gì vào buối sáng sớm để giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn.
Bình luận của bạn