- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Phòng ngừa sinh non có thể giúp giảm thiểu nguy cơ sức khỏe cho bé
5 sự thật có thể bạn chưa biết về trẻ sinh non
Thụ tinh trong ống nghiệm có nguy cơ sinh non cao gấp đôi
Xét nghiệm máu mới giúp chẩn đoán nguy cơ sinh non và sảy thai
Phụ nữ có thai bị hen suyễn có nguy cơ cao bị tiền sản giật, sinh non
Thế nào là sinh non?
Trẻ sinh non được định nghĩa là những trẻ được sinh ra trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Đa số các trường hợp sinh non xảy ra trong giai đoạn từ tuần 34 – 37. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp xảy ra trước tuần thứ 32, thậm chí là trước tuần thứ 25.
Các yếu tố nguy cơ sinh non
Bất kỳ bà bầu nào cũng có nguy cơ bị sinh non, nhưng một số yếu tố nhất định có thể khiến một vài phụ nữ có nguy cơ sinh non cao hơn so với những phụ nữ khác.
Những yếu tố này bao gồm: Hút thuốc lá, sử dụng ma túy, tăng huyết áp, mắc bệnh đái tháo đường, mang đa thai, bị nhiễm trùng tử cung, cổ tử cung ngắn, phụ nữ trên 35 tuổi, thừa cân, béo phì hoặc đã có tiền sử sinh non…
Làm sao để giảm nguy cơ sinh non?
Lên kế hoạch trước
Nếu bạn đang có kế hoạch mang thai, hãy bắt đầu bổ sung dưỡng chất với một số loại vitamin B và acid folic. Acid folic đã được chứng minh là có thể làm giảm nguy cơ nhau thai tách ra khỏi thành tử cung, nó cũng giúp làm giảm huyết áp. Đây đều là những nguyên nhân gây ra khoảng 20% các trường hợp sinh non.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh, mắc các bệnh về nướu răng có thể làm tăng nguy cơ sinh non ở nhiều bà bầu. Theo đó, việc thường xuyên kiểm tra nha khoa, làm sạch răng miệng có thể làm giảm tới 84% nguy cơ sinh trước tháng.
Kiểm soát trọng lượng
Tăng cân quá nhiều hoặc quá ít trong thời gian mang thai đều có thể khiến chị em có nguy cơ sinh non, nghiên cứu cho thấy, phụ nữ có chỉ sổ khối cơ thể (BMI) thấp hơn 20 thường có nguy cơ sinh non cao hơn so với những người khác.
Do đó việc thực hiện kế hoạch ăn uống lành mạnh, luyện tập thể dục thường xuyên là điều vô cùng cần thiết.
Tuy nhiên, bà bầu cũng không nên lạm dụng việc tập thể dục, hãy lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng như: Bơi lội, đi bộ hay yoga sẽ phù hợp hơn trong thời gian mang thai.
Tránh căng thẳng hoặc trầm cảm
Mặc dù những thay đổi về hormone và cơ thể có thể sẽ tác động không tốt tới tâm trạng của bạn nhưng hãy nhớ rằng, bất cứ sự thay đổi nào đều có thể gây ảnh hưởng tới em bé, do đó, hãy cố gắng giữ tâm trạng thật thoải mái, tránh việc căng thẳng quá mức, lo lắng hoặc buồn rầu…
Nếu thấy bất cứ triệu chứng nào của trầm cảm hãy đi khám ngay để có được hỗ trợ.
Khám thai định kỳ
Khám thai định kỳ không chỉ giúp bạn theo dõi được sức khỏe của bản thân mà còn giúp phát hiện sớm những bất thường của bà bầu và thai nhi. Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, bác sỹ sẽ đưa ra những biện pháp khắc phục để giảm nguy cơ sinh non.
Quang Tuấn H+ (Theo Livingandloving)
Gợi ý thực phẩm chức năng PreIQ - Hơn cả mẹ tròn con vuông
Thực phẩm chức năng Pre IQ giúp bổ sung vitamin, khoáng chất nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao cho phụ nữ trước, trong quá trình mang thai và sau sinh; Hỗ trợ phát triển não bộ, mắt, hệ miễn dịch ở thai nhi & trẻ nhỏ. Pre IQ giúp giảm thiểu các nguy cơ dị tật, nhất là dị tật ống thần kinh của thai nhi; Giúp hình thành hệ xương chắc khỏe cho trẻ, đồng thời phòng chống loãng xương cho mẹ; Giúp giảm nguy cơ sinh non và nhẹ cân ở trẻ.
Vui lòng truy cập website http://preiq.vn/ hoặc gọi hotline 19006436 để được tư vấn trực tiếp.
XNQC: 1831/2015/XNQC-ATTP
* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
* Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Bình luận của bạn