Chế độ ăn cho người bị Huntington - căn bệnh lai giữa Alzheimer và Parkinson

Người cao tuổi bị bệnh Huntington cần chế độ ăn giàu dinh dưỡng

Rối loạn giấc ngủ làm trầm trọng thêm rối loạn chức năng trong bệnh Alzheimer

"Nuốt không trôi" vì bệnh Parkinson

Cách phân biệt co giật do sốt và co giật do động kinh

Khóc, cười một mình cũng là bệnh tâm thần

Bệnh Huntington gặp chủ yếu ở người cao tuổi có những triệu chứng giống căn bệnh Alzheimer (hay quên, đãng trí, kém tập trung) và bệnh Parkinson (suy giảm vận động, run, nói chậm, nói lắp...) nhưng nguy hiểm hơn nhiều. Nó có thể khiến bệnh nhân suy nhược cơ thể, suy sụp tinh thần, thậm chí là phát điên.

Trong quá trình phát triển của bệnh Huntington, bệnh nhân có thể bị sụt cân, đôi khi diễn ra rất nhanh chóng và gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Bệnh nhân có thể gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống (khó nhai, nuốt). Chính vì vậy, nên thay đổi chế độ ăn uống của bệnh nhân để chắc chắn rằng họ nạp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng hàng ngày. Điều này giúp chống lại các biến chứng của giảm cân như: Trầm cảm, mệt mỏi, các vấn đề tuyến giáp và tiêu hóa kém.

Thói quen ăn uống

Nên để người bệnh nghỉ ngơi 1 - 2 tiếng trước giờ ăn.

Ăn chậm, nhai kỹ. Sau khi ăn tránh hoạt động mạnh, phải ngồi thả lỏng ít nhất 30 phút rồi mới nằm hay ngủ.

Tạo một môi trường ăn uống bình tĩnh và thoải mái.

Tắt TV, đài và các thiết bị gây ra tiếng động mạnh.

Để người bệnh ngồi ở vị trí thuận tiện có thể lấy đồ ăn dễ dàng, chỗ ngồi rộng rãi và thoáng.

Ăn 3 bữa chính thường xuyên mỗi ngày và kết hợp với các 2 - 3 bữa ăn nhẹ..

Thực phẩm phù hợp

Ăn nhiều thực phẩm dinh dưỡng giàu năng lượng, giàu protein trong các bữa chính như: Nước hầm xương, thịt gà, cá, trứng, phô mai, các loại đậu…

Bữa phụ có thể ăn: Sữa chua, nước hoa quả, các loại bánh kem, hoa quả…

Uống tối thiểu 1,5 lít chất lỏng mỗi ngày (nước lọc, sữa, nước canh, nước hoa quả…).

Trong 1 tháng, có thể áp dụng 2 - 3 bữa ăn chay cũng có tác dụng tích cực đối với chứng rối loạn thần kinh.

Bệnh nhân Huntington cần chế độ ăn giàu dinh dưỡng và đa dạng

Áp dụng chế độ ăn Địa Trung Hải: Chế độ ăn này còn gọi là Mediterranean diet đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Người theo chế độ này không phải kiêng ăn, thậm chí sẽ tăng cường nạp nhiều cá, hải sản, thịt nạc, thịt gia cầm, trái cây theo mùa, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, một lượng rất nhỏ sữa và thịt đỏ.

Áp dụng chế độ ăn giảm viêm

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy chứng viêm và stress oxy hóa gây ra bởi các gốc tự do có thể tăng tốc độ phát triển và khiến bệnh Huntington diễn biến xấu thêm.

Thực tế, chứng viêm trở nên tồi tệ hơn bởi các yếu tố như: Chế độ ăn uống không hợp lý, ô nhiễm môi trường, tiếp xúc với chất độc, căng thẳng, ít vận động... Chính vì vậy, đối với người bệnh Huntington nên được ăn nhiều thực phẩm chống viêm như: Cá hồi, cải xoăn, đậu phụ, anh đào, tỏi, dầu olive, việt quất, cà chua...

Nếu cha hoặc mẹ mang gene khiếm khuyết, con có nguy cơ phát triển bệnh Huntington 50%. Vì vậy, bạn có thể xem xét tư vấn di truyền trước khi bắt đầu lập gia đình. Xét nghiệm máu có thể xác định sự hiện diện của gene bị lỗi, thậm chí trước khi có dấu hiệu hay triệu chứng.

Nếu có nguy cơ truyền các khiếm khuyết di truyền cho trẻ em, có thể xem xét một số hình thức hỗ trợ sinh sản như thụ tinh ống nghiệm. Trong phương pháp này, phôi được sàng lọc đột biến gene Huntington và những phôi không có đột biến sau đó được cấy vào tử cung của người phụ nữ.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng