Người cao tuổi dễ bị viêm phổi với các biểu hiện nặng nề
Khó khăn khi điều trị viêm phổi ở người già
Những sai lầm phổ biến mắc phải khi chăm sóc người già bị viêm phổi
Tăng sức đề kháng "thổi bay" viêm phổi ở người già
Viêm phổi ở người già: Dấu hiệu cần đi khám ngay
Người cao tuổi: Bệnh nọ chồng chất bệnh kia
"Người cao tuổi có sức đề kháng kém, khi bị các virus, vi khuẩn tấn công sẽ dễ dàng nhiễm bệnh", PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh cho biết.
Viêm phổi cũng như các bệnh đường hô hấp khác thường phổ biến hơn khi thời tiết chuyển từ Xuân sang Hè hoặc từ Hè sang Thu (tháng 3 và tháng 9). Nguyên nhân là do trong các giai đoạn này, nhiệt độ thay đổi thất thường, độ ẩm gia tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho các virus và vi khuẩn gây bệnh trỗi dậy hoạt động. Đường hô hấp là nơi đầu tiên tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, đó là lý do vì sao tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp luôn cao hơn so với các bệnh khác.
Ngoài ra, tuổi cao khiến người già rất dễ bị các bệnh mạn tính, chẳng hạn như viêm khớp, gout, đái tháo đường, tăng huyết áp... Ở người khỏe mạnh, những kháng thể có trong dịch nhầy của đường hô hấp lập tức bao vây và làm bất động các vi khuẩn, virus, không cho chúng gây bệnh. Càng về già, "đội quân" kháng thể càng ít đi, hoạt động không hiệu quả và dễ mắc bệnh hơn.
Người cao tuổi cần chủ động phòng ngừa viêm phổi
Nặng nề viêm phổi ở người già
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nếu không chăm sóc kỹ lưỡng, bệnh viêm phổi ở người cao tuổi rất dễ chuyển biến sang giai đoạn nặng nhất, tức là tất cả các phế nang đều bị ảnh hưởng. Cơ thể người các cụ thường tiết ra nhiều dịch đờm khi bị viêm phổi. Càng nhiều dịch đờm càng viêm nặng. Người già lại yếu không khạc đờm ra được khiến bệnh viêm phổi dễ bị biến chứng và dễ tử vong.
"Trong số tất cả những trường hợp viêm phổi ở người già, có đến 20% tử vong. Vì vậy, việc phòng ngừa bệnh viêm phổi cũng như các bệnh mạn tính khác ở người già rất quan trọng", PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh nhấn mạnh.
Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh viêm phổi ở người cao tuổi là cải thiện hệ miễn dịch thông qua chế độ dinh dưỡng hợp lý, rèn luyện thân thể và giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh. Người cao tuổi cần ăn uống đủ bữa, đủ chất và chia nhỏ bữa ăn, thức ăn phải nóng, ấm, nhiều chất đạm; Uống ít nhất 1,5 lít nước/ngày; Hạn chế ăn thịt mỡ, thịt đông, thịt nguội, đồ ăn sẵn, bánh kẹo, nước ngọt, rượu bia… vì vừa khó tiêu, lại có các chất bảo quản không có lợi cho sức khỏe, tạo gánh nặng cho tim mạch, gan, thận.
Bình luận của bạn