Không những vậy, khoai tây Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật chlorpyrifos cao hơn nhiều lần mức cho phép của Bộ Y tế đang tràn lan trên thị trường cũng làm người tiêu dùng hoang mang. Vậy, sử dụng khoai tây thế nào cho an toàn?
Nhiều dinh dưỡng
Khoai tây có giá trị dinh dưỡng cao. Protein trong khoai tây thậm chí tốt hơn thành phần protein có trong đậu nành bởi chúng khá tương đồng với protein trong động vật, lượng lysine và trytophan phong phú trong khoai tây nhiều hơn bất cứ loại rau củ khác.
Khoai tây cũng giàu canxi, magie, kẽm, kali, sắt giúp ngăn ngừa vỡ mạch máu não; hàm lượng protein và vitamin C cao gấp 10 lần táo; vitamin B1, B2, sắt và phốt pho cũng cao hơn nhiều so với thành phần tương tự trong táo. Ngoài ra, khoai tây rất hiệu quả trong việc điều trị các chứng loét dạ dày, táo bón mạn tính, ho, sốt, eczema và đặc tính chữa lành da. Cellulose trong khoai tây không gây kích thích niêm mạc dạ dày, giúp giảm bớt những cơn đau dạ dày và giảm tiết lượng axit.
Cách sử dụng khoai tây an toàn
Chất acrilamit được tìm thấy trong một số loại của quả đặc biệt là khoai tây. Chất này sẽ trở nên rất độc hại cho sức khoẻ khi ở nhiệt độ cao.
Nếu là người thích các món ăn chế biến từ khoai tây, đặc biệt là khoai tây rán, chế biến khoai tây vừa đảm bảo sức khỏe vừa có món ăn "khoái khẩu". Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Anh, có thể giảm chất acrilamit trong khoai tây bằng cách hãy gọt vỏ và ngâm kỹ khoai tây trong nước trước khi chế biến.
Theo đó, khi gọt vỏ khoai tây giúp giảm 23% chất acrilamit có trong loại củ này. Ngâm khoai từ 30 - 120 phút giảm được từ 38 - 48% chất độc hại này.
Tuy có thể giảm được một khối lượng lớn chất acrilamit trong khoai tây nhưng không nên ăn khoai tây hàng ngày và ăn quá nhiều trong mỗi lần ăn. Nên cân đối các món ăn này trong các bữa ăn và không nên dùng nhiều hơn 2 bữa với khoai tây mỗi tuần.
Mới đây, lực lượng kiểm tra liên ngành TP. Đà Lạt đã phát hiện kho hàng của bà Nguyễn Thị Nguyệt (sinh năm 1969), tại tổ Thái An, phường 12, Đà Lạt, có chứa 52 tấn khoai tây (26 tấn khoai vàng, 26 tấn khoai hồng) xuất xứ Trung Quốc. Cả 2 lô khoai tây nhập khẩu từ Quảng Tây, Trung Quốc này đều có giấy chứng nhận kiểm dịch và kiểm tra an toàn thực phẩm của Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VII. Đoàn kiểm tra đã lập biên bản 2 mẫu khoai tây gửi Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng để phân tích nhanh dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Kết quả cho thấy, mẫu khoai tây hồng có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật chlorpyrifos gấp 16 lần mức cho phép của Bộ Y tế. Cơ quan chức năng đã quyết định cho tiêu hủy ngay 26 tấn khoai tây hồng nhiễm độc nói trên. Ngoài tịch thu lượng hàng vi phạm, chủ hàng cũng đã bị xử phạt hành chính |
Bình luận của bạn