Ngâm chân để chăm sóc bàn chân mùa Xuân

Ngâm chân là biện pháp thư giãn và cải thiện sức khỏe hiệu quả

Ngâm chân thư giãn với muối, tinh dầu bạc hà và tinh dầu cam

4 lợi ích của việc ngâm chân với giấm táo

Người bệnh đái tháo đường có nên ngâm chân nước ấm không?

Điều gì xảy ra khi bạn ngâm chân với giấm táo?

Ngâm chân trị nứt nẻ

Ngâm chân trong nước ấm pha dầu thực vật đem lại hiệu quả tích cực với bàn chân khô ráp, nứt nẻ trong thời điểm đầu mùa Xuân. Biện pháp này cũng có thể cải thiện các triệu chứng ở người có làn da nhạy cảm hoặc bị chàm cơ địa.

Cách pha nước ngâm chân để cải thiện tình trạng gót chân nứt nẻ:

- Chuẩn bị một chậu nước ấm khoảng 35-45 độ, lượng nước ngập mắt cá chân.

- Cho vài thìa canh dầu dừa hoặc dầu jojoba vào nước ấm, đảo đều rồi ngâm chân trong 10-15 phút.

- Sau khi ngâm, dùng khăn bông thấm bớt nước trên chân. Trước khi đi ngủ, bạn có thể thoa thêm kem dưỡng ẩm, kem trị nứt gót chân.

Ngâm chân cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp

Ngâm chân với thảo dược như lá lốt giúp giảm đau nhức hiệu quả

Ngâm chân với lá lốt và muối đem lại hiệu quả rõ rệt với bàn chân đau mỏi do phải đứng hoặc đi lại thường xuyên, hoặc khi phải mang giày cao gót nhiều giờ.

Cách pha nước ngâm chân giảm đau nhức:

- Chuẩn bị lá lốt (cả thân, lá và rễ), rửa sạch. Sau đó cho vào nồi, đun sôi cùng với khoảng 1,5l nước. Có thể cho muối vào trong lúc đun hay trong quá trình ngâm chân đều được.

- Chắt nước lá lốt ra chậu, đợi nước nguội hoặc thêm nước lạnh vào sao cho độ ấm vừa phải thì bắt đầu ngâm chân.

- Ngâm chân trong 10-15 phút, sau đó lau khô chân và xoa bóp nhẹ nhàng để giải phóng bàn chân khỏi những cơn đau nhức.

Ngâm chân ngăn ngừa tình trạng nấm

Tinh dầu tràm trà giúp cải thiện triệu chứng nấm ban chân

Tình trạng nấm chân khiến bàn chân ngứa ngáy khó chịu, da bong tróc. Bệnh thường gặp trong mùa mưa, tuy nhiên, vào thời tiết đầu Xuân, bạn nên giữ vệ sinh chân, không đi giày tất ướt để bệnh không tái phát. Ngâm chân với tinh dầu tràm trà có thể ngăn ngừa một số loại nấm ở chân phát triển.

Cách pha nước ngâm chân giảm triệu chứng nấm bàn chân:

- Trộn 4 giọt tinh dầu tràm trà, 2 giọt tinh dầu chanh (bưởi) với 1 thìa canh dầu dẫn.

- Chuẩn bị 1 chậu nước ấm, thêm hỗn hợp tinh dầu trên và 2 thìa baking soda vào nước.

- Ngâm chân trong 15 phút. Lau thật khô bàn chân trước khi đi giày hay tất.

Lưu ý khi ngâm chân nước ấm

Nên đặt chậu ngâm chân trên các bề mặt không trơn trượt

Để hạn chế nguy cơ té ngã khi ngâm chân, bạn nên đặt chậu nước ngâm chân trên bề mặt không trơn, trượt. Thời điểm lý tưởng để ngâm chân là trước khi đi ngủ, đồng thời không nên ngâm chân trong vòng 30 phút sau bữa ăn.

Khi trời còn lạnh, bạn cũng không nên đột ngột nhúng chân vào nóng, dễ dẫn tới hiện tượng sốc nhiệt. Thay vào đó, hãy để cách xa mặt nước một khoảng để xông hơi trước rồi từ từ hạ chân xuống.

Ngâm chân giúp thư giãn và đem lại nhiều tác dụng với cơ thể, tuy nhiên, một số đối tượng sau không nên áp dụng phương pháp này:

- Bàn chân có vết thương nhiễm khuẩn, vết thương hở và các chấn thương như bong gân.

- Bệnh nhân đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp hoặc thường xuyên chóng mặt.

- Người bị suy giãn tĩnh mạch, xơ cứng và tắc nghẽn động mạch.

- Người say rượu, tâm thần.

- Trẻ em, phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt không nên ngâm chân nước nóng.

Quỳnh Trang H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp