Chăm sóc bệnh nhân quai bị tại nhà thế nào?

Chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân quai bị

Phòng ngừa vô sinh sau khi bị quai bị thế nào?

Bệnh quai bị - Phòng ngừa thế nào?

Chích ngừa rồi vẫn lây quai bị?

Quai bị có gây vô sinh ở nữ giới?

Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng như tổn thương thần kinh, viêm não hay viêm màng não, điếc, giảm thị lực. Thậm chí một vài trường hợp dẫn đến vô sinh. Phụ nữ mắc quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể sẩy thai hoặc sinh con dị tật, bệnh vào 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu... cùng hàng loạt các biến chứng khác.

Hiện bệnh quai bị chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, phương pháp chủ yếu là điều trị triệu chứng, tăng cường dinh dưỡng, nâng đỡ cơ thể, phát hiện và xử trí sớm. Trường hợp bệnh quai bị chưa có biến chứng, bệnh nhân có thể được chăm sóc tại nhà bằng cách sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt bằng Paracetamol; Uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng, dễ nuốt. Bên cạnh đó, người bệnh cần nghỉ ngơi đúng cách và có thể chườm lạnh trên vùng má bị sưng đau nếu cần thiết.

Người bệnh quai bị có thể chườm lạnh trên vùng má bị sưng đau nếu cần thiết

Người bệnh khi mắc bệnh quai bị không nên vận động nhiều, đặc biệt trong trường hợp sưng tinh hoàn thì cần được nghỉ ngơi tuyệt đối. Công tác vệ sinh răng miệng cũng cần được chú ý, người bệnh có thể súc miệng bằng nước pha oxy già, nước muối. Nếu có lá lốt, rau diếp cá, húng chanh có thể dùng 2 - 3 thứ cùng đun kỹ, cho ít muối rồi lọc lấy nước để súc miệng hàng ngày.

Người mắc bệnh quai bị lưu ý không nên ăn đồ chua và chất kích thích sẽ khiến tuyến nước bọt phân tiết làm quai bị sưng to hơn, có thể dẫn đến nhiều biến chứng. Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc sức khỏe, người nhà không nên cho bệnh nhân ăn đồ nếp hoặc những thực phẩm khó tiêu hóa, dẫn đến chậm hồi phục sức khỏe. Đặc biệt, không nên tự ý dùng thuốc uống, bôi, đắp lên vùng bị sưng theo lời truyền miệng dân gian để tránh bị nhiễm độc.

Trường hợp quai bị biến chứng, người bệnh sốt cao, nhức đầu, ói mửa, choáng ngất, bộ phận sinh dục sưng to… cần được đưa đến bệnh viện điều trị càng sớm càng tốt.

Bệnh lây qua đường hô hấp, xảy ra quanh năm nhưng thường gây dịch vào mùa đông xuân. Bệnh hay gặp ở tuổi học đường và thành dịch tại các trường mẫu giáo, trường học, đơn vị tân binh… Trẻ dưới 2 tuổi và người già ít khi bị bệnh. Sau khi mắc bệnh, bệnh nhân có miễn dịch vững bền và hiếm khi tái phát.
Trần Lưu H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp