Những cơn đau sau sinh khiến chị em gặp nhiều phiền toái
7 dấu hiệu cảnh báo chứng trầm cảm sau sinh
4 điều cần tránh sau sinh mổ để cơ thể nhanh phục hồi
Câu chuyện một bà mẹ bỉm sữa bị trầm cảm sau sinh chỉ vì… rạn da
Phụ nữ sau sinh nên ăn gì?
Đau ngực
Ngay sau khi sinh, vú bắt đầu tiết sữa, điều này khiến vú trở nên lớn hơn. Nếu em bé bú không đúng cách, thì bạn có thể đau núm vú. Do đó nếu mẹ vẫn bị đau kéo dài hơn một phút khi cho bé bú, hãy thử kiểm tra tư thế của cả hai mẹ con. Ngoài ra, mẹ cũng có thể bị đau vú do tắc sữa.
Nhiều chị em cảm thấy khó chịu và đau ngực khi cho con bú
Đau sau mổ đẻ
Ngày nay, phương pháp sinh mổ được nhiều chị em lựa chọn. Dù không phải trải qua quá trình đau đẻ nhưng chị em lại phải đối mặt với tình trạng đau do vết thương mổ đẻ. Để giảm đau ở vết mổ, chị em cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, với tư thế nằm nghiêng sang 1 bên. Khi đã đỡ đau, nên ngồi dậy và tập đi lại nhẹ nhàng giúp khí huyết lưu thông, tránh bị dính ruột, viêm tắc tĩnh mạch.
Các cơn đau âm đạo
Hiện nay đa phần sản phụ sinh thường đều bị rạch tầng sinh môn nhằm giúp em bé nhanh chóng ra ngoài. Khi bị rạch tầng sinh môn, việc đi lại của chị em trong vài tuần đầu sẽ hết sức khó khăn, bị đau buốt khi đi tiểu. Tuy nhiên, vết thương sẽ nhanh chóng bình phục, các mẹ chỉ cần cố gắng trong một hai tuần. Nhưng nếu âm đạo có dấu hiệu đau nhức, khó chịu xuất hiện mủ hoặc có mùi hôi nên báo cho bác sỹ sớm nhất. Ngoài ra, Phụ nữ sau sinh thường bị táo bón. Áp lực trong chuyển động ruột khi bị táo bón có thể ảnh hưởng đến vết khâu tầng sinh môn và khiến nó lâu hồi phục.
Chị em thường bị đau nhức khu vực âm đạo sau sinh
Đau vùng đáy chậu
Thông thường, chị em sau sinh thường rất khó phân biệt cơn đau âm đạo và đau đáy chậu. Vì vùng đáy chậu phải giãn nở để hỗ trợ người mẹ trong quá trình sinh đẻ, vậy nên sản phụ sau sinh thường phải trải qua cảm giác đau, sưng ở vùng đáy chậu. Đau đáy chậu làm cho người mẹ gặp khó khăn khi phải ngồi cho con bú. Nếu cảm thấy quá đau ở khu vực này, bạn có thể nhờ bác sỹ kê thuốc giảm đau để giảm bớt cơn đau. Nhưng nếu bạn đang cho con bú, hãy tham khảo ý kiến bác sỹ để chọn loại thuốc không ảnh hưởng đến việc cho bé bú.
Bạn có thể phải chịu đựng những cơn đau nhức đáy chậu sau sinh
Nhiễm trùng đường tiểu
Cơ sàn chậu giúp giữ chặt niệu đạo để nước tiểu không bị rò rỉ ra ngoài. Nhưng sau khi sinh con, những cơ này bị yếu đi, kèm theo dây chằng, dây thần kinh và cơ bụng dưới cũng bị yếu đi. mang thai cũng khiến bàng quang hoạt động kém và nước tiểu khó thoát đi hết làm cho nước tiểu dễ bị chảy ngược lại niệu quản. Nếu nước tiểu càng ở lại lâu trong đường niệu, sẽ khiến cho vi khuẩn ngày càng sinh sôi nhiều hơn, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu. Nếu bị nhiễm trùng đường tiểu, chị em sẽ bắt gặp các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu dắt.
Hầu hết các cơn đau sau sinh thường hết sau một khoảng thời gian. Tuy nhiên, nếu chúng kéo dài quá lâu, chị em nên đi gặp bác sỹ.
Bình luận của bạn