Bệnh nhân COPD: Chú ý chế độ dinh dưỡng

Bệnh nhân COPD thường tiêu tốn calo bởi khó thở

Ăn gì để phổi khỏe mạnh?

Điều trị "tróc da" do vảy phấn trắng

10 dấu hiệu mất cân bằng dinh dưỡng

COPD là một dạng rối loạn chuyển hóa. Mới đây, các chuyên gia thuộc Hiệp hội Phổi Mỹ đã đưa ra một số lời khuyên trong ăn uống đối với bệnh nhân mắc chứng bệnh này. 

Uống thuốc: Nếu cần dùng thuốc để hỗ trợ hô hấp, nên uống trước bữa ăn; Nếu thở oxy, hãy tiếp tục điều này trong bữa ăn do việc ăn uống thúc đẩy nhu cầu oxy của cơ thể.

Ngồi thẳng: Khi có thể, hãy ngồi thẳng để ăn, không tựa vào ghế, bởi vì nếu ngồi tựa hoặc nằm sẽ tạo thêm áp lực lên phổi, làm khó thở hơn.

Ăn nhiều bữa, lượng ít: Những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên ăn thành nhiều bữa nhỏ, có thể hơn 6 bữa mỗi ngày sẽ tốt cho sức khỏe hơn.

Bệnh nhân COPD không nên bỏ bữa sáng để bổ sung năng lượng cho cả một ngày

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường gây khó thở vào buổi sáng, nhưng đừng vì vậy mà bỏ qua bữa sáng. Bữa ăn sáng quan trọng nhất trong ngày, vì cung cấp năng lượng cho cả ngày hoạt động.

Ăn chính vào sáng sớm: Bữa ăn chính trong ngày nên là bữa sáng sớm, để thực phẩm cung cấp năng lượng tiêu hao cả ngày. Như vậy bạn sẽ không tốn thêm năng lượng để ăn nhiều vào cuối ngày khi đã quá mệt mỏi.

Nghỉ ngơi: Nếu thường xuyên gặp trở ngại về hô hấp khi đang ăn, nên chuẩn bị trước. Có thể nghỉ ngơi một lát trước khi ăn sẽ tốt hơn.

Hạn chế uống trong khi ăn: Cố gắng không uống thứ gì cho đến cuối bữa ăn, bởi vì thức uống làm bạn mau no và sẽ ăn ít đi.

Ngừa đầy bụng: Những thực phẩm như bông cải xanh, bắp cải và đậu gây đầy hơi, thức ăn chiên hoặc nhiều dầu mỡ thì khó tiêu. Hãy ăn ít những thực phẩm này.

Ăn chậm: Cần có nhiều thời gian khi ăn, giúp ngăn ngừa tình trạng hụt hơi. Nên ăn chậm rãi và từ tốn. Ăn một miếng, nhai rồi nuốt, nghỉ ngơi một chút rồi thở, sau đó mới ăn tiếp.

Thực đơn đa dạng: Nhằm có đủ dưỡng chất và vitamin cần thiết, nên đa dạng hóa bữa ăn, bao gồm trái cây, rau củ, sản phẩm từ sữa, ngũ cốc và thịt. Những thực phẩm chứa chất chống oxy hóa cao như quả mọng và hạt rất có ích cho phổi.

Giảm ăn muối: Thực phẩm chứa nhiều muối thường giữ nước và cản trở hơi thở. Hãy chọn những gia vị tự nhiên làm tăng khẩu vị mà không tăng thêm lượng muối. Nếu dùng sản phẩm đóng gói sẵn, nên lựa chọn loại chứa ít muối.

Tiêu thụ năng lượng khôn ngoan: Không nên làm mình kiệt sức với những thực phẩm không có giá trị dinh dưỡng như thức ăn vặt chứa nhiều muối hay chất béo, kẹo, nước ngọt.

PV (H+)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng