Công dụng của rong biển: Giảm cân, cải thiện đường ruột, tiêu hóa
Giảm cân bằng mít, nước ép xương rồng và rong biển
Bướu cổ, ngộ độc khi ăn bừa rong biển
3 món ngon từ rong biển cho người sành ăn
Rong biển: Thực phẩm lý tưởng dành cho bà bầu
Lợi ích sức khỏe của rong biển
Rong biển có chứa hàm lượng cao calci, sắt, magne và iod... Thực tế, rong biển là một trong những nguồn giàu calci và vitamin C nhất ở thực vật. Nó cũng cung cấp một lượng lớn iod lớn, cần thiết cho chức năng hoạt động của tuyến giáp.
Rong biển cũng rất giàu xơ hòa tan, giúp bạn có cảm giác no lâu hơn, tương tự như các loại trái cây thông thường và các loại rau khác, từ đó giúp bạn kiểm soát trọng lượng cơ thể một cách dễ dàng hơn. Nó cũng hỗ trợ tiêu hóa và làm tăng số lượng lợi khuẩn trong đường ruột, giúp ngăn ngừa và điều trị sỏi thận.
Thực phẩm này chỉ chứa một lượng rất nhỏ các chất béo và rất giàu protein. Ngoài ra, vitamin A, C, E và B12 được tìm thấy trong rong biển cũng rất tốt cho sức khỏe của bạn. Bổ sung rong biển vào chế độ ăn uống của bạn là cách giúp điều trị thoái hóa khớp. Các nghiên cứu cũng đã cho thấy, rong biển đóng một vai trò trong việc làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm xương khớp.
Đặc biệt, Polysaccharides có trong rong biển có khả năng ngăn ngừa các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ổn định lượng đường trong máu và cải thiện chức năng gan. Rong biển cũng rất giàu chất diệp lục, các acid béo lành mạnh, nucleic, lipid, chất chống oxy hóa, chất khoáng, chất xơ...
Làm thế nào để sử dụng rong biển?
Bạn có thể bổ sung rong biển vào ngũ cốc ăn sáng, hoặc ăn kèm cùng các món rau xà lách và rau mầm khi chế biến. Tuy nhiên, cần lựa chọn các loại rong biển được trồng trong môi trường sạch và nguồn nước không bị ô nhiễm để đảm bảo chất lượng của rong biển.
Bình luận của bạn