- Chuyên đề:
- Bí quyết giảm cân
Các món bánh mứt Tết chứa lượng đường đáng kể
Video: Ăn nhiều đường có bị bệnh đái tháo đường không?
Đường và ung thư: Chuyên gia nói gì về mối quan hệ này?
Ăn nhiều đường có hại cho đường ruột như thế nào?
Ăn nhiều đường nguy hiểm như thế nào?
Khát nước
Đường phụ gia có trong đồ ngọt được hấp thụ rất nhanh từ ruột vào dòng máu. Khi đó, nước chuyển từ tế bào vào máu để duy trì đường huyết ở mức ổn định, đồng thời giúp thận đào thải lượng đường dư thừa qua nước tiểu. Bạn sẽ cảm thấy khát nước trong vòng 5 đến 10 phút sau khi ăn đồ ngọt.
Tăng cân nhanh chóng
2 loại đường phổ biến nhất trong thực phẩm là glucose và fructose. Ở gan, fructose chủ yếu chuyển hóa theo hướng tăng sinh chất béo, dẫn đến những hệ lụy có hại cho gan và sức khỏe chung. Lượng glucose dư thừa trong máu sẽ được chuyển hóa thành glycogen trong cơ bắp và gan, theo thời gian tích tụ thành mỡ nội tạng.
Ăn quá nhiều đồ ngọt làm tăng số đo vòng eo
Một trong dấu hiệu bạn thường xuyên ăn quá nhiều đường là số đo vòng eo và cân nặng tăng lên nhanh chóng. Ngoài ra, nghiên cứu trên động vật cho thấy ăn nhiều đường có thể phá vỡ tín hiệu leptin - một loại hormone kích thích cảm giác no, khiến bạn ăn quá nhiều và tăng cân.
Uể oải, thiếu năng lượng trong ngày
Khi chế độ ăn của bạn chứa quá nhiều đường mà thiếu đi chất xơ và protein, tuyến tụy tăng tiết insulin để giúp ổn định đường huyết. Lượng insulin tăng đột ngột có thể dẫn đến hạ đường huyết. Vì thế, sau khi ăn quá nhiều đường, bạn dễ cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi, thiếu năng lượng trầm trọng.
Da xấu đi
Vùng chữ T (trán, mũi, cằm) dễ nổi mụn khi bạn ăn nhiều đồ ngọt
Chế độ ăn nhiều đường có thể là nguyên nhân khiến bạn nổi mụn. Nghiên cứu chỉ ra rằng, các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp có thể giảm hoạt động của tuyến bã nhờn trên da. Trái lại, khi ăn quá nhiều đồ ngọt như bánh kẹo, làn da của bạn tăng tiết dầu và hình thành mụn, đặc biệt là vùng chữ T trên gương mặt.
Bạn thèm đồ ngọt thường xuyên
Khi bạn ăn thực phẩm nhiều đường, não bộ sẽ sản sinh nhiều serotonin và dopamine - các hormone tạo ra cảm giác vui vẻ, sảng khoái. Theo thời gian, người nghiện đường cần phải ăn đồ ngọt mỗi ngày, nếu không có sẽ cảm giác khó chịu, bứt rứt, tâm trạng thất thường.
Chỉ số đường huyết báo động
Chế độ ăn uống với lượng đường lớn có thể làm tăng nguy cơ kháng insulin, nguyên nhân dẫn tới đái tháo đường type 2. Để kiểm tra chỉ số đường huyết, bạn cần đến các cơ sở y tế làm xét nghiệm đường huyết như chỉ số đường huyết khi đói hoặc chỉ số HbA1c.
Nếu có chỉ số đường huyết lúc đói trong khoảng 110 - 125mg/dl, bạn đang ở giai đoạn tiền đái tháo đường. Tỷ lệ tiến triển thành đái tháo đường sau 4 - 5 năm là khoảng 40%. Do đó, bạn cần kịp thời điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và luyện tập để ổn định chỉ số đường huyết.
Trước khi thưởng thức các món bánh mứt Tết, bạn nên để ý bảng thành phần trên bao bì (nếu có) để tính toán lượng đường trong khẩu phần hàng ngày.
Bình luận của bạn