Thường xuyên ăn quá no có thể gây béo bụng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe
Chế độ ăn không có carbohydrate: Lợi 1, hại 10
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn ăn quá nhiều?
Vì sao phụ nữ đang cho con bú không nên ăn nhiều chất béo?
6 thực phẩm càng ăn nhiều càng gây lão hóa da và viêm da nặng hơn
Những điều xảy ra cho cơ thể khi bạn ăn quá no:
Đường huyết tăng nhanh chóng
Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng, chỉ các thực phẩm giàu carbohydrate mới có thể làm đường huyết tăng cao. Sự thật là tất cả các loại thực phẩm đều có khả năng làm tăng đường huyết. Tuy nhiên, các loại carbohydrate đơn giản có khả năng làm đường huyết gia tăng nhanh chóng nhất.
Khi bạn ăn no, lượng đường huyết sẽ tăng cao, buộc cơ thể phải sản sinh ra nhiều insulin hơn để chuyển hóa đường vào các cơ bắp hoặc tích trữ dưới dạng mỡ tại gan.
Nếu thường xuyên ăn quá no, lượng đường huyết sẽ luôn ở mức cao, làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Ngoài ra, các tế bào cũng dễ bị kháng insulin, tức là tế bào không sử dụng insulin hiệu quả. Đây cũng là một nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường.
Ăn quá nhiều, quá no có thể khiến đường huyết tăng cao nhanh chóng
Tăng cường trao đổi chất
Mới nghe thì có vẻ tốt, nhưng sự gia tăng chuyển hóa do ăn quá nhiều không có tác dụng hỗ trợ giảm cân. Cơ thể chỉ tăng cường trao đổi chất với mục đích tiêu hao bớt lượng calorie dư thừa mà bạn vừa tiêu thụ. Hoạt động trao đổi chất sẽ sớm trở lại bình thường sau khi thức ăn được tiêu hóa.
Đầy bụng
Thông thường, bạn sẽ nuốt cả không khí khi ăn. Do đó, càng ăn nhiều thức ăn, bạn càng “ăn” nhiều không khí. Một khi không khí đi vào đường tiêu hóa, chúng sẽ khiến dạ dày căng ra và làm bạn cảm thấy đầy bụng. Việc uống các loại đồ uống có gas khi ăn càng làm trầm trọng thêm tình trạng này.
Ợ nóng
Khi ăn quá nhiều, quá no, thực quản (ống dẫn thức ăn từ miệng vào dạ dày) sẽ phải hoạt động liên tục và không đóng kín như bình thường. Vì vậy, dịch dạ dày và thức ăn có thể di chuyển ngược lên thực quản, từ đó gây ra ợ nóng.
Nên nhớ rằng, các loại thực phẩm chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn… sẽ cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa, do đó chúng có khả năng gây ợ nóng nhiều hơn.
Buồn nôn
Khi ăn quá nhiều, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều leptin (hormone điều chỉnh cảm giác thèm ăn) hơn bình thường. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy buồn nôn.
Thêm vào đó, thường xuyên ăn quá no có thể gây ra tình trạng kháng leptin, khiến bạn không có cảm giác no và không biết được mình đã ăn đủ hay chưa.
Các cơ quan trong cơ thể phải làm việc quá sức
Khi bạn ăn quá nhiều, quá no, tuyến tụy sẽ phải sản sinh ra nhiều hormone insulin hơn, gan phải sản sinh nhiều glucose hơn và dạ dày sẽ phải tiết ra nhiều enzyme tiêu hóa hơn.
Các cơ quan trong cơ thể phải làm việc quá mức có thể gây ra tình trạng mệt mỏi. Đây là lý do bạn thường cảm thấy buồn ngủ sau khi ăn no.
Bình luận của bạn