Ngủ ngay sau khi ăn là một thói quen không tốt cho sức khỏe của bạn
Trẻ mầm non xem TV ngủ kém: Xem bao nhiêu là đủ?
Đau đầu, ngủ kém phải làm thế nào?
Đái tháo đường type 2: Ngủ kém khiến vết thương lâu lành
Ăn ít, ngủ kém, bốc hỏa, lo âu: Có phải trầm cảm mãn kinh?
Ợ chua: Thông thường, acid trong dạ dày thường được tạo ra khi cơ quan này chứa thức ăn. Tuy nhiên, khi ở tư thế nằm, acid dạ dày sẽ được ép di chuyển xuống dưới hệ tiêu hóa rồi tiếp xúc với nhiều cơ quan nhạy cảm khác gây ra hiện tượng ợ chua, ợ nóng và đau rát ngực, cổ họng.
Chất lượng giấc ngủ kém: Nếu bạn ngủ ngay sau khi ăn, quá trình tiêu hóa vẫn sẽ diễn ra. Quá trình trao đổi chất sẽ khiến tâm trí bạn hoạt động nhiều hơn, làm giấc ngủ không được sâu. Một lý do khác nữa làm bạn bị gián đoạn giấc ngủ là do các triệu chứng của chứng ợ nóng. Nó cũng phụ thuộc vào loại thực phẩm bạn đã ăn và lượng thức ăn bạn đã ăn trước đó.
Dễ gặp ác mộng: Quá trình trao đổi chất được đẩy mạnh khiến não bộ của bạn phải hoạt động nhiều hơn khi ngủ. Đây là thời điểm khiến bạn bước vào giai đoạn có nhiều giấc mơ nhất. Thậm chí có những giấc mơ rùng rợn và có phần kinh dị.
Đi tiểu đêm nhiều: Một số người hay có thói quen tiểu nhiều vào ban đêm. Điều này có liên quan tới lượng caffeine có trong thực phẩm bạn ăn vào bữa tối hoặc sử dụng các loại đồ uống lợi tiểu quả nhiều.
Tăng cân: Đi ngủ ngay sau khi ăn tức là bạn không cho cơ thể đủ thời gian để đốt chất calo từ bữa ăn đó. Vì vậy, mặc dù rất buồn ngủ sau một bữa ăn lớn, bạn vẫn nên cố cho mình được tỉnh táo nếu không muốn tăng cân nhanh.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để có một giấc ngủ chất lượng dù ngắn (ngủ trưa) hoặc dài (ngủ đêm), thì lượng thức ăn và đồ uống nên đều được tiêu thụ 3 tiếng trước khi bạn đi ngủ.
Bình luận của bạn