Giải đáp từ A đến Z những thắc mắc về mãn kinh

Mãn kinh nhưng vẫn đẹp do chế độ dinh dưỡng và tập luyện tốt

Mãn kinh thì “yêu” thả ga chẳng sợ có bầu?

Khi hết kinh là tắt ngay ham muốn dục tình

Vì sao phụ nữ mãn kinh vừa xấu vừa khó tính?

Mãn kinh da vẫn đẹp - Không tin thì hãy đọc!

Phụ nữ mãn kinh ở độ tuổi nào?

Mãn kinh là thoái hóa buồng trứng không hồi phục. Sau 12 tháng không có kinh nguyệt là thời điểm đánh dấu giai đoạn mãn kinh của người phụ nữ.

Vậy, phụ nữ mãn kinh ở độ tuổi bao nhiêu? Ở Trung Quốc, tuổi mãn kinh bình quân của phụ nữ là 48,5 tuổi, ở Mỹ là 51,4 tuổi. Còn tại Việt Nam, theo Bác sỹ Giang Tuấn Tú – Nguyên Giám đốc Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe cộng đồng, Bộ Y tế, cho biết: Độ tuổi mãn kinh trung bình của phụ nữ Việt Nam là 47,5 tuổi.

Tiền mãn kinh khi bao nhiêu tuổi?

Khởi điểm và kỳ hạn của thời kỳ tiền mãn kinh không có tiêu chí thời gian rõ ràng. Nhưng nói chung là dưới 45 tuổi. Tuy nhiên, có nhiều phụ nữ, độ tuổi này xảy ra sớm hơn, có thể là hơn 30 hoặc sau tuổi 35.

Sự sớm hay muộn của độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh có liên quan đến đặc điểm di truyền, môi trường sống, lối sống hoặc do tác động của bệnh lý (phẫu thuật cắt bỏ tử cung, hóa trị, xạ trị…). Người có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, lối sống khoa học thì tuổi mãn kinh sẽ đến muộn hơn.

Tiền mãn kinh sẽ kéo dài trong bao lâu?

Giai đoạn tiền mãn kinh kéo dài trong bao lâu tùy thuộc vào mỗi cá nhân, có thể là một vài năm, nhưng cũng có thể kéo dài đến 10 năm.

Dấu hiệu của tiền mãn kinh, mãn kinh và sau mãn kinh là gì?

Triệu chứng sớm nhất của thời kỳ tiền mãn kinh là: Rối loạn kinh nguyệt, cơn nóng bừng mặt, vã mồ hôi ban đêm, mất ngủ.

Triệu chứng của thời kỳ mãn kinh: Thay đổi tính tình, hay lo lắng, dễ cáu gắt, kém tập trung suy nghĩ, ít quan tâm chăm sóc hình dáng bề ngoài của bản thân.

Triệu chứng của thời kỳ sau mãn kinh: Âm đạo khô teo, giao hợp đau, dễ nhiễm trùng tiết niệu, có thể són tiểu trong khi nói, cười.

Phụ nữ mãn kinh nên làm gì để luôn khỏe và đẹp?

Để luôn khỏe đẹp, phòng ngừa bệnh tật, chị em phụ nữ cần bổ sung thêm các hormone mà cơ thể thiếu hụt.

Liệu pháp hormone thay thế (hormone replacement therapy: HRT): Nếu bắt buộc phải dùng đến hormone HRT, chị em cần phải được bác sỹ chuyên khoa theo dõi và kiểm soát. Tuy nhiên, liệu pháp này tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư niêm mạc tử cung, ung thư buồng trứng…

Bổ sung hormone từ thảo dược: Trong một số loại thảo dược có chứa estrogen thực vật giúp cân bằng hormone nội tiết tố cho cơ thể. Điển hình như: Cát căn, Hà thủ ô đỏ, mầm Cải củ, lá Sen bánh tẻ, Súp lơ xanh…

Bổ sung hormone từ thực phẩm chức năng: Để tăng cường sự tác động, nhằm bổ sung trực tiếp hormone mà cơ thể đang thiếu hụt, chị em nên dùng các sản phẩm thực phẩm chức năng có chiết xuất từ các thảo dược chứa estrogen và các tiền tố hormone nữ như DHEA, Pregnenolone.

Minh Minh H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp