Hạt dẻ có tác dụng bổ thận, giúp gân cốt cứng cáp
"Đào sâu" cho giấc ngủ cần những gì?
Thời điểm nào tốt nhất để... giao ban?
Cách đốt chất béo đơn giản mà ai cũng có thể làm được
Hạt dẻ - Thức quà thơm ngon bổ dưỡng trong những ngày Đông
Hạt dẻ có vị ngọt, tính ôn, có tác dụng bổ tỳ, kiện vị bổ thận, giúp gân cốt cứng cáp. Ngoài ra hạt dẻ còn chữa bệnh đau lưng, mỏi gối, bán thân bất toại, đi tiểu nhiều lần do thận hư gây ra.
Chữa thận hư, thiếu máu, mất ngủ, giảm trí nhớ: Dùng 50gr hạt dẻ, một con chim bồ câu, 3 quả táo hồng, một chút nấm hương, rượu trắng, gừng, gia vị và nước lọc. Cho tất cả vào hầm với nước cho đến khi hạt dẻ thật mềm thì đem ra ăn như món ăn thường ngày.
Chữa đau lưng, mỏi gối: Dùng 50gr hạt dẻ (loại đã bóc vỏ), một quả cật lợn. Hạt dẻ và cật lợn đem bổ đôi, rửa sạch. Riêng cật lợn loại bỏ phần gân trắng. Cho tất cả vào nồi đổ nước lã, cho gia vị vào rồi hầm đến khi chín mềm thì đem ra ăn. Mỗi ngày ăn 2 - 3 lần.
Chữa ho, viêm phế quản: Dùng 100gr hạt dẻ (loại đã bóc vỏ), 2 cái móng giò lợn. Hạt dẻ bổ làm đôi, móng giò rửa sạch rồi cho cả hai vào hầm với nước tới khi chín nhừ thì đem ra ăn. Mỗi ngày ăn từ 2 - 3 lần.
Chữa mất ngủ: Dùng 50gr hạt dẻ, 50gr hạt sen, 5 - 7 quả táo hồng. Cho tất cả vào nồi hầm với nước tới khi chín thì cho thêm đường phèn. Đun sôi để nguội, chắt lấy nước uống trước khi đi ngủ khoảng 1 - 2 tiếng. Chú ý: Người bị đau dạ dày nên hạn chế dùng hạt dẻ vì dễ gây chướng bụng, đầy hơi.
Trước khi rang hạt dẻ dùng dao rạch 1 đường trên hạt dẻ thì khi rang nóng vỏ sẽ nứt ra, dễ bóc. Nếu luộc để dễ bóc thì trước đó cho ít dầu rán vào nước luộc thì vỏ hạt dẻ sẽ mềm hơn. Khi ăn hạt dẻ cần chú ý không ăn các loại hạt đã có dấu hiệu mốc hỏng. Khi bóc hạt dẻ nếu thấy màu sắc bên trong thay đổi thì cần phải bỏ ngay. Ăn hạt dẻ lượng vừa đủ, đều đặn hàng ngày khỏe tỳ vị, tăng cường sức khỏe. |
BS. Lê Thị Hương
Bình luận của bạn