Bất ngờ với lợi ích của vừng, loại hạt “nhỏ nhưng có võ”

Hạt vừng có thể chế biến thành dầu vừng, sốt bơ vừng, kẹo vừng

Quý ông muốn sớm lên chức bố: Hãy ăn hạt vừng!

Cuối tuần làm thịt bò xào ớt kiểu Nhật đơn giản

Hạt mè chống ung thư

Bắt đầu một lối sống lành mạnh như thế nào?

Hạt vừng (mè) có hàm lượng chất xơ dồi dào giúp cơ thể tiêu hóa và giảm cholesterol “xấu” hiệu quả. Ăn hạt vừng mỗi ngày bạn sẽ thấy sức khỏe được cải thiện bởi hạt vừng có nhiều lợi ích sức khỏe như:

Giảm cholesterol và chất béo trung tính

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Bàn luận về khoa học thực phẩm và dinh dưỡng và tạp chí Dinh dưỡng (Anh) chỉ ra ăn hạt vừng thường xuyên giúp giảm hàm lượng cholesterol và triglyceride (chất béo trung tính) - 2 tác nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. 2 hợp chất thực vật trong hạt vừng là lignans và phytosterol có tác dụng giảm cholesterol hiệu quả.

Trong nghiên cứu từ tạp chí Khoa học quốc tế về Thực phẩm và Dinh dưỡng, các nhà khoa học thông báo rằng: cho 38 người có mỡ máu cao, ăn 40g hạt vừng mỗi ngày trong vòng 2 tháng. Kết quả kiểm tra sức khỏe của các tình nguyện viên cho thấy lượng cholesterol “xấu” – tức LDL cholesterol giảm 10%, chất béo trung tính giảm 8%.

Giàu chất xơ

3 muỗng canh (30g) hạt vừng sống chứa 3,5g chất xơ hoặc 12% RDI (khẩu phần ăn theo khuyến nghị). Chất xơ không chỉ cần thiết cho sức khỏe tiêu hóa mà còn giúp giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư, bệnh tim, béo phì và đái tháo đường type 2.

Cách sử dụng hạt vừng: rang hoặc nảy mầm

Chứa protein thực vật

Protein đóng vai trò hình thành cơ bắp, các loại hormone và duy trì sức khỏe toàn diện. Hạt mè là nguồn cung cấp protein tương đối cao, cứ 30g hạt vừng có thể cung cấp 5g protein. Để tối đa hóa lượng protein trong hạt mè, bạn nên ngâm và rang hạt mè trước khi sử dụng. Bởi quá trình này giúp loại bỏ oxalat và phytates trong loại hạt này. Đây là 2 hợp chất cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thụ protein trong cơ thể.

Tuy nhiên, hạt vừng chứa hàm lượng lysine thấp - loại acid amin thường được tìm thấy trong các sản phẩm từ động vật. Để bù đắp loại acid amin này, bạn có thể ăn nhiều thực vật có hàm lượng lysine cao như: đậu xanh và đậu thận.

Hạt vừng giúp hạ huyết áp

Tăng huyết áp là nguyên nhân chính gây ra các bệnh tim mạch và đột quỵ. Hạt vừng chứa nhiều magne giúp hạ huyết áp hiệu quả. Đồng thời, loại thực phẩm này cũng chứa lignans, vitamin E và các chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám trong động mạch và điều hòa huyết áp.

Tăng cường sức khỏe xương

Hạt vừng nguyên vỏ hay đã tách vỏ đều chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe của xương.

Hàm lượng khoáng chất của 30g hạt vừng (Đơn vị: RDI):

Loại hạt/hàm lượng khoáng chất

Calci

Magne

Mangan

Kẽm

Hạt vừng nguyên vỏ

22%

25%

32%

21%

Hạt vừng tách vỏ

1%

25%

19%

18%

Cách làm kẹo vừng thơm ngon và bổ dưỡng

Thưởng thức kẹo vừng với trà sẽ thấy ngon hơn

Nguyên liệu cần chuẩn bị cho 15 phần:

- 400g hạt vừng

- 60g bột hạnh nhân

- 60g dừa vụn

- 60g sốt bơ vừng

- 80ml mật ong

- 60ml dầu dừa

- 1ml tinh chất vani

- Muối

Cách làm:

- Trộn đều bột hạnh nhân, dừa vừa, hạt vừng và muối trong một cái bát lớn

- Đun nóng hỗn hợp: Dầu dừa, mật ong, sốt bơ vùng và tinh chất vani

- Trộn 2 hỗn hợp: Các loại hạt và sốt

- Dàn đều và nén hỗn hợp trong khay lót giấy nến, bọc khay bằng nắp hoặc màng bọc thực phẩm

- Cho khay kẹo vào tủ đông 1 giờ. Sau đó, cắt kẹo vừng thành các miếng nhỏ hình vuông hoặc hình chữ nhật và thưởng thức.

Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung hạt vừng trong nhiều món ăn khác như: salad, sinh tố, món xào.

Phạm Mơ H+ (TheoThe Food.News)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng