Dưỡng sinh mùa đông coi trọng bồi bổ cơ thể một cách khoa học - ảnh minh họa
6 cách đơn giản để luôn khỏe mạnh trong mùa hè
Video: Nên uống nước vào thời điểm nào trong ngày?
7 dấu hiệu chứng tỏ bạn có trái tim khỏe mạnh!
Muốn làm tốt công việc, hãy "yêu" nhiều hơn
Uống đủ nước
Cơ thể cần được cung cấp một lượng nước cần thiết để đảm bảo cho quá trình trao đổi chất. Vì vậy, nhớ uống đủ nước trong ngày (1,5 - 2 lít) cho cơ thể dù có thể không cảm thấy khát. Trong đó một cốc trước khi đi ngủ và một cốc vào buổi sáng khi thức dậy. Khi uống nước nên uống từ từ, từng ngụm nhỏ, mỗi lần không nên uống quá 150 - 200ml. Nên uống nước trước bữa ăn khoảng 15- 30 phút.
Việc uống đủ nước rất quan trọng vì sẽ giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh; Duy trì một mái tóc khỏe, mượt và sáng bóng; Uống nhiều nước sẽ làm thư giãn dưỡng ẩm cho da, hạn chế lộ rõ những nếp nhăn, giúp loại bỏ những trục trặc ở đường tiêu hóa, tránh được tình trạng tích trữ chất béo, hỗ trợ tích cực cho việc giảm cân. Uống đủ nước cũng sẽ làm cho thận hoạt động tốt hơn, tránh được sỏi thận và các căn bệnh về thận. Cơ thể sẽ loại bỏ độc tố thông qua các lỗ chân lông nếu bạn uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày.
Tuy nhiên, cần lưu ý vào mùa lạnh nên uống nước ấm, không nên uống nước quá nóng trên 45 độ C để tránh ảnh hưởng đến lớp men răng và lớp niêm mạc vòm miệng, thực quản, dạ dày.
Giữ ấm đôi chân
Chân ở dưới cùng hệ tuần hoàn, nằm xa tim, máu chảy ngược lên khiến dinh dưỡng cho chân khó khăn hơn so với các bộ phận khác, vì thế trong mùa lạnh ngoài việc giữ ấm cơ thể cần phải đặc biệt chú ý chăm sóc và giữ ấm đôi bàn chân.
Thường xuyên vận động, tập thể dục, đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày là cách phòng bệnh mùa lạnh tự nhiên nhất vì giúp cải thiện lưu thông máu cho bàn chân. Trong khi ngồi làm việc hoặc xem ti vi bạn có thể gập các ngón chân lại và lại duỗi các ngón chân ra. Cứ lặp lại động tác này khi có thể hoặc làm ít nhất 10 phút mỗi ngày sẽ giúp chân khỏe mạnh và giảm đau.
Khi đi ra ngoài hay làm đồng về, nếu bàn chân lạnh, có thể thực hiện các động tác xoa bóp hồi phục và giúp cho tuần hoàn tốt. Xoa bóp lâu gan bàn chân, nắn sâu theo chiều chảy của tĩnh mạch, từ cuối các ngón chân đến gót chân. Hãy nhấn mạnh vào hõm của lòng bàn chân và bóp lên mắt cá, tiếp lên cẳng chân.
Mỗi tối trước khi đi ngủ nên ngâm chân vào chậu nước ấm pha một chút trong khoảng 10 - 15 phút. Nếu có điều kiện có thể dùng nước ấm pha chút tinh dầu bạc hà, hoắc hương hoặc nấu nước lá chanh, lá bạch đàn,… Ngâm chân bằng nước ấm sẽ giúp “sưởi ấm” cho cả chân và cơ thể, giúp bạn có giấc ngủ ngon. Nếu thời tiết không quá lạnh, có thể thực hiện ngâm chân trong nước nóng rồi sau đó cho vào nước mát sẽ làm các mạch máu mở rộng và thu hẹp lại tương ứng. Việc này sẽ kích thích cho việc lưu thông máu tốt hơn.
Chú ý, khi đi ra ngoài lạnh về không nên hơ ngay bàn chân gần bếp lửa, lò sưởi dù là sưởi điện, không dùng túi chườm nóng, kể cả chăn sưởi ấm quá nóng. Dùng tất ngắn có chất liệu sợi bông, len, đi giày đế dày và có tấm lót. Nên thường xuyên thay tất, giữ vệ sinh cho đôi chân.
Bồi bổ cơ thể
Dưỡng sinh mùa đông coi trọng bồi bổ cơ thể một cách khoa học. Việc ăn uống trong mùa đông phải bảo ôn, ngự hàn, phòng táo. Bảo ôn nghĩa là nên ăn các đồ ăn có thể đảm bảo và duy trì nhiệt độ của cơ thể, tức là tăng nhiệt lượng cung cấp cho cơ thể. Ngự hàn có nghĩa là ăn uống có thể chế ngự được cái rét. Phòng táo nghĩa là thông qua ăn uống và các loại thức ăn để phòng tránh sự khô khan. Trong thực phẩm cần chú ý bổ sung vitamin B2, vitamin C. Người dương khí hư thì phải chọn ăn thịt dê, chó, gà. Người khí và huyết đều hư có thể ăn thịt ngan, vịt, gà đen… Người không thích hợp ăn các loại đồ sống, đồ lạnh có thể ăn kỷ tử, táo đỏ, mộc nhĩ, vừng đen...
Tăng cường sử dụng thực phẩm tốt cho sức khỏe
Tỏi: Tỏi được mệnh danh là thuốc kháng sinh tự nhiên, giúp phòng chữa cảm cúm, cảm lạnh. Ăn nhiều tỏi còn phòng ngừa được ung thư, các bệnh về tim mạch.
Gừng: Gừng có tính nóng, là thực phẩm giữ ấm rất tốt cho cơ thể. Một ly trà gừng mỗi sáng sẽ giúp giữ ấm và làm cho bạn tỉnh táo hơn để bắt đầu một ngày mới. Gừng còn có tác dụng chữa chứng tắc nghẹt ở cổ họng hay mũi do viêm họng, cảm cúm gây nên rất hiệu quả.
Đậu đen: Có tính bình, vị ngọt, tác dụng nhuận tràng bổ huyết, ăn nhiều đậu đen sẽ phòng được nhiều bệnh. Bạn có thể nấu chè đậu đen bằng cách cho đậu đen vào nồi, nấu cho đậu thật mềm, thêm đường vừa ăn, làm bữa ăn phụ cho gia đình sẽ rất bổ dưỡng.
Rau cải: Rau cải giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp phổi khỏe hơn. Có thể chế biến nhiều món ăn với rau cải như xào, luộc, nấu canh… vừa bổ sung dưỡng chất vừa làm phong phú thêm bữa cơm gia đình.
Khoai lang: Là thực phẩm giàu chất xơ, ít béo, ít calo, nhiều vitamin và chất ôxy hóa, khoai lang giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, phòng ngừa hiệu quả sự xâm nhập của các loại virus vi khuẩn. Ngoài ra khoai lang còn có tác dụng trị táo bón rất tốt.
Thịt đỏ: Thịt đỏ giàu đạm, nhiều sắt, vitamin, khoáng chất giúp chống lạnh, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Thịt bò, thịt cừu là những loại thịt màu đỏ tiêu biểu, ăn nhiều giữ ấm cơ thể, bồi bổ khí huyết, chữa chứng thiếu máu. Bên cạnh đó rau củ quả màu đỏ cũng có tác dụng tương tự đối với sức khỏe.
Những thực phẩm giúp giải nhiệt cho cơ thể hữu hiệu trong mùa nắng nóng:
Các loại đậu: Đậu xanh giúp thanh nhiệt giải độc, tiêu nắng nóng, lợi tiểu, chữa lở loét... giải độc, nóng, lợi tiểu, thanh nhiệt. Đậu nành giúp nhuận tràng, bổ trong, giải độc. Đậu đen giúp trừ phong nhiệt, giải độc, giải nhiệt và dùng làm thuốc bổ dưỡng…
Các loại rau quả: Mướp đắng có vị đắng, tính mát, không độc giúp thanh nhiệt, giải độc, giúp sáng mắt, nhuận trường, tiêu đờm. Bí đao tính hàn, vị cam không độc, có tác dụng trị được chứng nóng, lợi tiểu tiện, hạ chứng đau đầu, trị ung nhọt nhuận trường, phù trướng bệnh lậu, đái rắt, các vết nạ đen, trừ được thân nhiệt cao. Bầu: Vị ngọt, tính bình, công dụng thanh nhiệt, lợi niệu, giải khát. Rau má: Giải khát tốt, giúp sảng khoái. Rau dền: Vị ngọt, tính mát, nhiều chất khoáng, có công dụng thanh nhiệt, bổ khí trừ phiền, hoạt thai, lợi đại tiểu tràng. Ngó sen: Làm gỏi hoặc ép lấy nước uống.
Bình luận của bạn