- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Bà bầu nên ăn các thực phẩm hữu cơ
Mang thai bị sốt xuất huyết có phải bỏ thai?
Mang thai và sinh nở giết chết 500 phụ nữ mỗi ngày
Làm thế nào để giảm "xì hơi" khi mang thai?
Xét nghiệm máu Beta-hCG: Có biết mang thai, tuổi thai?
1. Cung cấp đầy đủ folate, calci, sắt, kẽm và chất xơ
Trước khi thụ thai và trong 6 tuần đầu tiên của thai kỳ, không có dưỡng chất nào quan trọng hơn folate (dạng tổng hợp là acid folic). Dưỡng chất này có thể làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh, chẳng hạn như tật nứt đốt sống lên tới 70%. Các loại thực phẩm giàu folate là đậu, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, rau lá xanh, thịt gia cầm, thịt lợn, cá và động vật có vỏ.
Calci từ sữa, các loại rau, nước cam, đậu nành… đóng vai trò quan trọng từ tháng thứ 3 của thai kỳ, giai đoạn xương và răng của bé phát triển mạnh mẽ. Nếu thai nhi thiếu calci, bé sẽ lấy calci từ mẹ, khiến mẹ bị thiếu xương/loãng xương.
Khi mang thai, lượng sắt mà cơ thể cần sẽ tăng cao, đặc biệt trong tháng thứ 6 thai kỳ. Để thúc đẩy sự hấp thụ sắt, nên kết hợp các loại thực phẩm giàu chất sắt có nguồn vitamin C cao.
Nhu cầu kẽm của người phụ nữ tăng lên 50% nếu mang thai. Thiếu hụt kẽm có liên quan với dị tật bẩm sinh, gây hạn chế sự phát triển của bào thai và làm tăng nguy cơ sinh non. Kẽm có nhiều trong các loại hạt, ngũ cốc, cây họ đậu, thịt và hải sản.
Chất xơ trong trái cây, rau và ngũ cốc giúp ngăn ngừa và làm giảm táo bón.
2. Sử dụng thực phẩm hữu cơ
Thực phẩm có thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ sinh non và dị tật bẩm sinh cho trẻ. Các loại thực phẩm chứa hàm lượng thuốc trừ sâu cao nhất thường là các loại trái cây và rau quả có vỏ mỏng như đào, táo, ớt chuông, dâu tây,... Khi sử dụng các loại thực phẩm này, bà bầu cần rửa thật kỹ, gọt vỏ ở ngoài. Nếu có điều kiện, nên thay thế bằng các loại thực phẩm hữu cơ.
3. Bổ sung acid béo Omega-3
Chế độ ăn giàu acid béo omega-3 (bao gồm dầu hạt lanh, quả óc chó, trứng, các loại cá béo...) giúp tăng cường trí não và phát triển tối đa hệ thần kinh của bé trước lúc sinh. Nghiên cứu cho thấy, bổ sung Omega-3 cũng có thể làm giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh ở bà bầu. Với cá, lưu ý lựa chọn nhưng thực phẩm ít thủy ngân để không gây tổn hại cho hệ thần kinh của thai nhi. Những loại cá được khuyến cáo là cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi và cá cơm. Bổ sung dầu cá cũng là một lựa chọn an toàn.
Cá giàu acid béo Omega-3 rất tốt cho bà bầu
4. Không ăn quá nhiều
Người phụ nữ mang thai cần khoảng 340 calorie từ tháng thứ 3 và 450 calorie mỗi ngày từ tháng thứ 6. Tuy nhiên, thay vì đếm calorie, chỉ đơn giản là bà bầu nên ăn cho đến khi cảm thấy vừa bụng.
5. Không ăn quá nhiều thực phẩm giàu tinh bột
Các loại thực phẩm giàu tinh bột có thể làm tăng lượng đường trong máu, làm tăng nguy cơ trẻ sơ sinh có cân nặng vượt mức bình thường và bị thừa cân khi bé lớn lên. Nên tăng cường các loại ngũ cốc chưa tinh chế như bột yến mạch, gạo nâu, hạt quinoa…
6. Lưu ý vấn đề an toàn thực phẩm
Để bảo vệ bản thân và thai nhi khỏi các vi khuẩn có hại như E. coli, Salmonella và Listeria, không ăn sống hoặc nấu chưa chín thịt, gia cầm, hải sản, trứng. Không ăn thức ăn thừa để ngoài hơn 2 giờ. Nhiệt độ trong tủ lạnh cần đảm bảo dưới 40 độ để ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi phát triển.
7. Uống nhiều nước
Nếu thiếu nước, cơ thể sẽ tạo ra một số hormone gây ra các cơn co thắt khó chịu. Bổ sung nước đầy đủ cũng giúp ngăn ngừa đau đầu, sỏi thận, chóng mặt, táo bón hoặc bệnh trĩ.
8. Dùng thực phẩm bổ sung
Nhu cầu hấp thu dưỡng chất của bà bầu sẽ tăng lên rất cao, và nhiều khi bổ sung qua đường thực phẩm thực sự chưa đủ. Thêm vào đó, bà bầu nên tham khảo một số sản phẩm thực phẩm chức năng giúp tăng cường các chất dinh dưỡng thiết yếu để bảo vệ sức khỏe và thai nhi phát triển toàn diện.
Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: Số 1240/2013/XNQC-ATTP
* sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Bình luận của bạn