Mẹ béo phì – Con kém miễn dịch

Béo phì ở mẹ làm gia tăng nguy cơ đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật và sinh non

5 gia vị thai phụ nên tránh

Bệnh não mô cầu khiến thai phụ tử vong

Thai phụ bổ sung nhiều vitamin A có hại cho thai nhi không?

Thai phụ 8 tháng vẫn nạo hút được?

Để có được kết quả trên, Ilhem Messaoudi - Trưởng nhóm nghiên cứu, thuộc Đại học California-Riverside (Mỹ) và các đồng nghiệp đã phân tích dữ liệu từ 39 bà mẹ và con của họ. Mỗi người mẹ đã được tính chỉ số khối cơ thể (BMI) để các nhà nghiên cứu phân loại vào một trong ba nhóm: Bình thường, thừa cân và béo phì. Một người mẹ sẽ được coi là thừa cân nếu có chỉ số BMI từ 25 - 29,9 và được coi là béo phì nếu chỉ số BMI bằng hoặc cao hơn 30.

Có 11 bà mẹ được phân vào nhóm bình thường, 14 bà mẹ vào nhóm thừa cân và 14 bà mẹ vào nhóm béo phì. Tất cả 39 phụ nữ đều không có tiền sử hút thuốc lá và không có các biến chứng trong thai kỳ.

Tiếp theo, nhóm nghiên cứu đã thu thập mẫu máu dây rốn của trẻ sơ sinh từ các bà mẹ để đánh giá hiệu quả của các tế bào miễn dịch trong cơ thể trẻ. So với những đứa trẻ sinh ra từ các bà mẹ trong nhóm bình thường, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các tế bào miễn dịch đặc hiệu - bạch cầu đơn nhân và tế bào đuôi gai - trong số những trẻ sinh ra từ các bà mẹ béo phì có phản ứng thấp hơn nhiều với các kháng nguyên của vi khuẩn.

Các mẫu máu dây rốn cũng đã chỉ ra một mức độ thấp hơn của bạch cầu ái toan (tế bào tham gia vào phản ứng dị ứng và phát triển bệnh hen suyễn) ở những trẻ sinh ra từ các bà mẹ béo phì. “Những tế bào này có thể đã đi vào phổi của trẻ sơ sinh, điều này giải thích lý do tại sao trẻ em sinh ra từ các bà mẹ béo phì có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn sau này trong cuộc sống”, Ilhem Messaoudi cho biết.

Trong khi nhiều nghiên cứu vẫn đang được tiếp tục tiến hành để đánh giá mối liên hệ giữa béo phì ở bà mẹ với hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh, Messaoudi tin rằng, phát hiện của họ đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo trong cuộc chiến chống sự tăng cân trước và trong khi mang thai.

Điều đó có nghĩa, ngoài tư vấn cho các thai phụ không hút thuốc, tránh hít phải khói thuốc thụ động, không sử dụng rượu bia…, các bác sỹ cũng cần chia sẻ với họ về vai trò của việc quản lý trọng lượng để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân và con cái của họ.    

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dị ứng và Miễn dịch học Nhi khoa.

Khoảng 60% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở Mỹ bị thừa cân, béo phì - một yếu tố gây ra nhiều nguy cơ đối với sức khỏe người mẹ trong thời gian mang thai. Cụ thể, béo phì ở mẹ làm gia tăng nguy cơ đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật và sinh non. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, trẻ em sinh ra từ các bà mẹ béo phì cũng gia tăng tỷ lệ bị dị tật bẩm sinh, bệnh đái tháo đường type 2, hen suyễn và bệnh tim mạch.
M.Hiếu H+ (Theo Medicalnew)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ