- Chuyên đề:
- Thực phẩm bẩn - sạch
Người theo đạo Phật không sát sinh, ăn chay trong ngày Phật Đản
Độc đáo cách làm pate chay đơn giản cực ngon từ rau củ quả
Phòng tránh ngộ độc thực phẩm trong mùa nóng
Bảo quản thực phẩm mùa nóng sao cho an toàn?
Ăn đồ chay mà vẫn đủ protein
Rủi ro ngộ độc từ thực phẩm chay
Thị trường thực phẩm chay đang ngày càng trở nên phong phú ở nước ta. Ngoài các món ăn có nguồn gốc thực vật, người tiêu dùng còn có nhu cầu mua các món “chay giả mặn” như chả chay, pate chay, sườn non chay…
Tuy nhiên, trong nguồn cung loại thực phẩm này trên thị trường vẫn xuất hiện rất nhiều đồ ăn chay trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ nhưng được bán tràn lan trên mạng xã hội. Đáng lưu ý, không ít chị em tin dùng sản phẩm chay mang nhãn handmande, nhưng không có hạn sử dụng, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.
Nguy cơ ngộ độc từ thực phẩm chay chế biến sẵn
Từ đầu năm 2020 đến nay, tại nước ta đã xảy ra 2 vụ ngộ độc pate chay thương tâm. Nguyên nhân đến từ việc sử dụng sản phẩm ở dạng đóng gói kín không đảm bảo an toàn thực phẩm, được mua từ bên ngoài, nên xuất hiện một số vi khuẩn sinh độc tố gây bệnh, phổ biến là vi khuẩn Clostridium botulinum gây ra chất độc botulinum.
Đặc biệt trong mùa Hè, thực phẩm rất nhanh hỏng, ôi thiu nếu không được bảo quản lạnh. Khi chế biến cỗ chay số lượng lớn cho nhiều người, các gia đình cần đảm bảo vệ sinh thực phẩm từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, chế biến đến bảo quản để tránh những hậu quả thương tâm.
Lưu ý khi chế biến món chay Lễ Phật Đản
Mua thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
Ưu tiên rau củ quả tươi khi chế biến món chay ngày Phật Đản
Khi tự nấu món chay tại nhà, bạn nên ưu tiên nguyên liệu tươi như rau củ quả bán tại các siêu thị, cửa hàng có chứng nhận VietGAP.
Với các loại thực phẩm chay khô hoặc chế biến sẵn, bạn nên tìm những thương hiệu có uy tín lâu năm, đặc biệt có giấy chứng nhận đạt vệ sinh an toàn thực phẩm. Cần chọn loại có ghi hạn sử dụng rõ ràng, xem kỹ nhãn mác, xuất xứ cũng như thành phần và cách chế biến, không vì giá rẻ mà mua những sản phẩm nhập khẩu không rõ nguồn gốc.
Không sử dụng thực phẩm có dấu hiệu biến chất
Nhiều người lầm tưởng chỉ thực phẩm có nguồn gốc động vật mới dễ ôi thiu trong mùa nóng. Trong khi đó, thực phẩm chay chế biến sẵn không đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người sử dụng. Bất cứ sản phẩm nào bảo quản trong môi trường yếm khí (như đóng hộp, hun khói, lên men yếm khí hoặc hút chân không) đều có thể sinh ra vi khuẩn clostridium botulinum.
Do đó, trước khi nấu, người tiêu dùng cần kiểm tra kỹ hướng dẫn sử dụng, hạn sử dụng với thực phẩm đóng hộp; Không sử dụng thực phẩm hết hạn, bao bì có dấu hiệu phồng, bẹp, rách, mùi vị và màu sắc thay đổi.
Một số loại củ mọc mầm như khoai tây, lạc, gừng, sắn chứa một số độc tố nguy hiểm, có thể gây ung thư, ngộ độc, suy gan, thậm chí là tử vong. Do đó, người nội trợ cần đặc biệt thận trọng khi lựa chọn nguồn nguyên liệu nấu ăn.
Đảm bảo vệ sinh trong sơ chế và chế biến
Đảm bảo vệ sinh trong khâu chế biến, trình bày mâm cơm chay
Các món rau sống, rau mầm, salad nên được rửa sạch, gọt vỏ hoặc rửa qua với nước muối loãng để loại bỏ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, vi sinh vật có trong rau.
Một số thực phẩm họ đậu như đậu cô ve, đậu ván cần được nấu chín, nếu không sẽ gây ngộ độc.
Nấm là nguyên liệu được yêu thích trong các món ăn chay và cần được ngâm rửa đúng cách để loại bỏ các độc tố trong nấm. Ví dụ, mộc nhĩ (nấm mèo) khô nên được ngâm trong nước ấm hoặc nước lạnh không quá 15 phút, sau đó rửa cho sạch mùn cưa, bụi bẩn trước khi chế biến.
Một số loại rau củ quả khác lại dễ chín và không cần nấu quá kĩ. Ở nhiệt độ cao, các vitamin tan trong nước như B, C có trong rau củ quả rất dễ bốc hơi. Do đó, người nội trợ cần căn thời gian chế biến hợp lý để món ăn chay vừa giữ được hương vị tự nhiên, vừa đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng.
Bình luận của bạn