Những lợi ích sức khỏe khi ăn đậu cô ve đúng cách

Đậu cô ve hay đậu que có thể trồng thành bụi thấp hoặc leo giàn.

Lợi ích sức khỏe của dầu đậu nành

Bất ngờ với những lợi ích từ quả đậu bắp

Vì sao phụ nữ mang thai nên ăn đậu Hà Lan?

Mực xào đậu Hà Lan ngọt cho bữa cơm tối cuối tuần thêm ngọt

Đậu cô ve có tên khoa học Phaseolus vulgaris, là giống đậu que có nguồn gốc ở Châu Mỹ. Ở Việt Nam, cách gọi “cô ve” bắt nguồn từ tên của loại đậu này trong tiếng Pháp (Haricot vert).

Đậu cô ve được trồng để ăn cả vỏ lẫn hạt trước khi già. Đậu cô ve có thể cho quả màu vàng, xanh hoặc màu tím. Quả đậu cô ve có thể dùng để ngâm giấm, luộc, hấp, xào hoặc thêm vào các món hầm. Với hàm lượng lysine cao, đậu cô ve cung cấp một lượng protein đáng kể. 

Thành phần dinh dưỡng trong đậu cô ve

Đậu cô ve có hàm lượng protein cao gấp 2-3 lần protein trong ngũ cốc. Ngoài ra, trong đậu cô ve còn có chất xơ hòa tan và amylose - một dạng tinh bột kháng tiêu hóa.

Đậu cô ve có thể cho quả màu vàng, xanh hoặc tím

Đậu cô ve là nguồn vi chất dồi dào: sắt, kali, molybdenum, vitamin B1, B6 và folate, vitamin A và C. Đặc biệt, đậu cô ve chứa nhiều chất oxy hóa như phenolic, giúp chống lại các gốc tự do gây hại, đẩy lùi tác nhân gây đái tháo đường, béo phì và ung thưGiống đậu cô ve tím có hàm lượng phenolic cao hơn quả đậu màu xanh. 

Lợi ích sức khỏe của đậu cô ve

Ngăn ngừa ung thư

Ăn đậu cô ve được chứng minh có thể ngăn chặn quá trình sản sinh các chất gây ung thư carcinogen, thúc đẩy cơ chế tự hủy hoặc bào mòn các tế bào bất thường trong cơ thể (hay còn gọi là apoptosis). 

Trong đậu cô ve có tinh bột kháng tiêu hóa, chất xơ hòa tan, các hợp chất phenolic và acid phytic. Những chất này góp phần tạo nên khả năng chống ung thư của đậu cô ve. Ăn đậu cô ve thường xuyên được chứng minh là giảm nguy cơ ung thư ruột kết.

Tốt cho tim mạch

Một số nghiên cứu lâm sàng cho thấy, ăn đậu cô ve thường xuyên (4 lần/tuần) giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đậu cô ve giàu tinh bột kháng tiêu hóa và chất xơ hòa tan, do đó có thể giảm lượng cholesterol trong máu, đặc biệt là các cholesterol “xấu” LDL. 

Ổn định đường huyết

Thêm đậu cô ve vào chế độ ăn uống có thể ngăn chặn tiến triển bệnh đái tháo đường type 2. Là thực phẩm có chỉ số GI thấp, đậu cô ve có khả năng ổn định đường huyết. Ngoài ra, thành phần dinh dưỡng giàu chất xơ và tinh bột tốt cho sức khỏe của đậu cô ve giúp kiểm soát nồng độ insulin và các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Chống béo phì

Amylase trong đậu cô ve có khả năng ngăn chặn hấp thụ glucose, giúp cơ thể chuyển hóa mỡ dự trữ thành năng lượng hiệu quả hơn. Đậu cô ve là thực phẩm lý tưởng với quá trình Giảm cân bởi nó tạo cảm giác no lâu, hạn chế thèm ăn.

Cách chế biến

Nấu chín đậu cô ve giúp loại bỏ các chất có thể gây ngộ độc

Đậu cô ve có thể kết hợp với nhiều món xào nấu, hoặc luộc chín để thêm vào salad. Vitamin trong đậu cô ve dễ tan trong nước, do đó, bạn nên rửa đậu trước khi cắt lát để hạn chế thất thoát chất dinh dưỡng

Hạt họ đậu khi chưa nấu chín có một số độc tố có thể kích thích hệ tiêu hóa và gây ngộ độc. Đậu cô ve sống chứa lectin, một chất giúp bảo vệ thực vật khỏi nấm, sâu bệnh tự nhiên. Hệ tiêu hóa của con người không thể phân giải lectin, do đó dẫn đến hiện tượng tiêu chảy, buồn nôn và đầy bụng. Vì thế, bạn nên nấu chín đậu cô ve, đặc biệt là những quả đậu già.

Quỳnh Trang H+ (Theo Wellbeing)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng